Nội Dung Bài Viết
Sự tích tổ sư Đạt Ma gỗ lũa cẩm lai
Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma nguyên quán tại Nam Thiên Trúc – Ấn Độ. Bồ đề Đạt Ma vốn tên thật là Bồ Đề Đa La – Một vị hoàng tử của nước Nam Thiên Trúc.
Truyện kể rằng, trong một lần đến nước Hương chí Bát Nhã Đa La – vị tổ thứ 27 của nhà Phật đã bàn luận cùng Bồ Đề Đa La về chữ tâm.

Bát Nhã Đa La nhận thấy vị hoàng tử này ngộ tính rất cao, suy nghĩ thấu đáo nên Bát Nhã Đa La khuyên rẳng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Đạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Từ đó, danh hiệu Bồ Đề Đạt Ma ra đời.
Sau nhiều năm tu hành, cùng với ngộ tính và sự thông minh tuyệt đỉnh của mình, Bồ Đề Đạt Ma đã thấu hiếu giáo lý Phật pháp và được Bát Nhã đa la chọn làm người thừa kế của mình. Bồ Đề Đạt Ma được tôn xưng là vị phật thứ 28 của nhà Phật.
Vì sao vị Phật Đạt Ma xuất thân từ Nam Thiên Trúc nhưng lại được xem là người sáng lập của Thiền phái Thiếu lâm của Trung Hoa?.
Tương truyền rằng, trước khi qua đời, vị tổ thứ 27 của nhà Phật – Bát Nhã đa la đã khuyên Bồ đề Đạt Ma nên xuất dương truyền pháp cũng như tìm hiểu thế sự, giác ngộ con người.
Sau khi thầy mất, Đạt Ma đã nghe lời căn dặn mà xuống thuyền ra khơi đi về phía Đông Thổ (Trung Hoa nay) để truyền bá phật pháp của mình. Tiếp đó là câu truyện về cuộc gặp gỡ giữa Đạt Ma sư tổ và vua Lương Vũ Đế.
Cuộc gặp gỡ giữa tổ sư Đạt Ma và vua Lương Vũ Đế
Cuộc gặp gỡ này được nhiều ngữ lục ghi chép lại như sau: Vua Lương Vũ Đế là một người sùng đạo Phật, vua xây dựng rất nhiều chùa triền, đền đại và tự xem đó là tích công đức. Một hôm, nhà vua gặp được một nhà sư Ấn Độ và hỏi rằng: “Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể.
Vậy có công đức gì không?”. Nhà sư đáp rằng: “Không có công đức.” Sau đó nhà sư đã giảng giải về việc tích công đức để đời nhưng vua Lương Vũ Đế vẫn không lĩnh ngộ được. Lương Vũ Đế sai người tiễn khách, nhà sư băng qua sông Giang Bắc, thẳng đường qua nước Ngụy, lên núi Tung Sơn.
Người ta nói rằng đó là tổ sư Bồ Đề Đạt Ma. Từ đó, hình ảnh bồ đề Đạt Ma quá hải được dựng lên để gợi nhớ sự kiện này.
Ý nghĩa của hình ảnh “Dữ tợn” của sư tổ Đạt Ma gỗ lũa cẩm lai
Hình ảnh vị tổ sư Bồ Đề Đạt Ma thường được khắc hoạ với bộ râu dài xồm xoàng, khoác áo choàng, đi chân trần, tay cầm thiền trượng.
Hình ảnh tổ sư Đạt Ma mang tướng mạo hung dữ, đôi mắt luôn trợn trắng, mày quặm lại – Người ta quan niệm, tượng gỗ Đạt Ma có thần thái càng hung dữ sẽ có hiệu quả trấn trạch càng cao. Có thể nói, khi điêu khắc một pho tượng gỗ Đạt Ma đẹp người nghệ nhân gặp khó khăn lớn nhất là điêu khắc đôi mắt ngài.
Đôi mắt của sư tổ Đạt Ma thường to và sâu thẳm, thần thái như đang nhìn vào hư vô, đôi mắt trừng trừng bất động và như có mãnh lực vô hình khiến người ta phải khiếp sợ.
Văn học Trung Hoa từng miêu tả đôi mắt Ngài bằng từ “Bích nhã hổ tăng”. Nhà thơ Y Sa của Trung Quốc khi đối diện với bức “Bồ Đề Đạt Ma cửu niên diện bích” đã phải cảm thán rằng:
“Mắt sâu hút bóng thiên đàng
Một khung trời nhỏ, lá vàng chợt bay
Người ngồi giữa cuộc đổi thay
Nghe sông núi cạn phút giây vô thường”
Những câu thơ trên khiến chúng ta cảm nhận được sự vắng lặng đến hoang vu của vùng núi đồi tĩnh mịch. Ở nơi đó, Sư tổ Đạt Ma vẫn ung dung và lẳng lặng nhìn dòng đời đổi thay bằng một đôi “mắt sâu hút bóng thiên đàng”. Đó là sự giác ngộ và đỉnh cao của một vị tông sư vậy.
Như vậy, hình ảnh Bồ Đề Đạt Ma gắn liền với thần thái dữ tợn và được các nhà phong thuỷ xếp vào hàng những pho tượng có tác dụng trấn trạc tốt nhất. Đặt tượng gỗ Đạt Ma trong nhà không chỉ ngăn chặn được năng lượng xấu ảnh hưởng đến gia chủ mà còn có thể tăng thêm sức mạnh cho gia chủ, tránh được tà ma quấy nhiễu.
Nên đặt tượng Đạt Ma gỗ lũa cẩm lai ở đâu trong nhà để mang đến giá trị phong thủy cao nhất?
Trước tiên, nên đặt tượng gỗ Đạt Ma gỗ lũa cẩm lai trong phòng khách lớn, hướng ra cửa chính.
Cửa chính là hướng chính diện dễ dẫn dắt tà ma ngoại đạo và năng lượng xấu vào nhà.
Vì vậy, đặt tượng Đạt Ma gỗ gỗ lũa hương ở phòng khách hướng ra cửa chính không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với Ngài mà còn có ý nghĩa trấn trạch cao nhất.
– Nên đặt tượng Đạt Ma gỗ gỗ lũa hương ở những nơi có năng lượng không tốt. Sức mạnh của Đạt Ma gỗ lũa cẩm lai sẽ trấn áp các nguồn năng lượng xấu này để bảo vệ cho gia đình.
– Có thể đặt tượng Đạt Ma gỗ lũa cẩm lai trong phòng làm việc nhằm bảo vệ gia chủ khỏi kẻ tiểu nhân gièm pha và nâng cao sức mạnh tinh thần của gia chủ.
– Nên đặt tượng Đạt Ma gỗ lũa cẩm lai trên bàn hoặc kệ gỗ, cách mặt sàn ít nhất 1m để thể hiện sự tôn kính đối với Ngài.
– Tuyệt đối không được đặt tượng Đạt Ma cẩm lai trong nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ; không để tượng dưới mặt sàn, mặt sân, vị trí quá thấp vì những vị trí này sẽ thể hiện sự bất kính với Ngài và mang đến tai họa cho gia đình.
Tượng gỗ Đạt Ma gỗ lũa cẩm lai được xem là một trong những pho tượng có ý nghĩa trấn trạch mạnh nhất trong phong thủy.
Cũng giống như những vị Phật khác, mỗi pho tượng Đạt Ma gỗ lũa cẩm lai đều mang một ý nghĩa riêng.
Do đó, trước khi tìm mua tượng gỗ Đạt Ma gỗ lũa cẩm lai cần tìm hiểu kĩ ý nghĩa của từng pho tượng để tìm được một pho tượng phù hợp với mục đích mong muốn của gia chủ.
Đồng thời, vị trí đặt tượng đúng chuẩn phong thủy cũng cần được quan tâm để đạt được hiệu quả trấn trạch cao nhất.
Đôi nét về gỗ cẩm lai tại Ngọc Thạch Thảo
Gỗ cẩm lai là một trong những loại gỗ tự nhiên; có giá trị cao hiện nay và được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất đồ gỗ. Bởi vì các sản phẩm nội thất được tôn lên nhờ độ bền cao, hoa văn đẹp.
Cẩm lai hay còn được gọi là trắc lai tùy thuộc vào mỗi vùng. Cẩm lai thuộc nhóm 1 trong bảng chia nhóm gỗ ở Việt Nam. Đây là loại gỗ thuộc dòng cẩm nói chung thuộc họ đậu.
Cây có tán mật độ tương đối, đường kính gốc lớn; cây thẳng vỏ ít sần sùi. Vân gỗ rối rất đẹp; màu đỏ tía khi thổi PU rất sang trọng.
Cây gỗ cẩm lai có tốc độ sinh trưởng chậm; cây khi khai thác có tuổi thọ đôi khi lên đến hàng nghìn năm.
Khác với những loại cây thích mọc đồi đá; mỏm hay có độ dốc lớn như gỗ sao xanh; gỗ kiền kiền…
Thì cây gỗ cẩm lại phù hợp với những địa hình thoải và phẳng. Có thể cạnh sông suối, đồng bằng có đất ẩm, đất feralit xám trên cát hay phù sa cổ; có tầng dày với khả năng thoát nước