Hình tượng gỗ lũa gỗ hương hải cẩu là biểu tượng mới trong phong thủy, mang đến sự bình yên, may mắn và tránh gặp phải những điều không vui, năng lượng xấu trong cuộc sống
Gỗ Lũa Gỗ Hương Hải Cẩu Là Gì?
Họ Hải cẩu hay còn gọi là họ Chó biển, hải cẩu không tai là một trong ba họ thú biển chính của liên họ Chân vịt (Pinnipedia).

Đôi khi chúng được gọi là hải cẩu trườn nhằm phân biệt với hải cẩu lông và hải sư do đặc điểm tứ chi không nâng đỡ nổi phải lết khi di chuyển trên đất liền.
Hải cẩu sống chủ yếu dưới nước trong các đại dương cả hai bán cầu bắc và nam, tập trung vào các vùng hàn và ôn đới. Tên gọi vô nhĩ do các loài trong họ có đặc điểm chung không có tai ngoài. Họ này gồm khoảng 13 chi với 20 loài nằm trong 2 phân họ, 4 tông.
Đôi nét về gỗ hương tại ngọc thạch thảo
Theo Wikipedia, cây gỗ hương (gỗ lũa gỗ hương hải cẩu) có tên gọi khác là giáng hương (hoặc dáng hương), là một loại cây rừng tự nhiên thuộc họ Đậu có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus. Loại cây này có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á. Sau đó hạt giống được nhập khẩu và trồng tại Đông bắc Ấn Độ và vùng biển Caribe.
Tại Việt Nam, cây gỗ giáng hương được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh. Loại cây này ưa sáng nên thường mọc ở độ cao từ 100-800m trong các khu rừng thưa. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ẩm ướt, trên đất xám hoặc đất đỏ bazan. Tuy nhiên, nó vẫn có khả năng sống được trong môi trường đất nghèo dinh dưỡng. Khả năng tái sinh hạt kém, nhưng tái sinh chồi thì lại khá mạnh.
Đặc điểm: Gỗ khi để mộc có mùi thơm nhẹ, màu đỏ, thớ gỗ mịn, đặc. Tom và xớ rất nhỏ.
Cách nhận biết: Mặc dù gỗ màu đỏ nhưng lấy mùn gỗ ngâm vào nước ấm tầm 1-2 tiếng sau nước sẽ đổi sang màu xanh như nước chè.
Khi đi xem mộc, các bạn lấy giấy ráp (giấy nhám) đánh phần chân ghế hoặc mặt dưới của bàn cho ra mùn gỗ. Lấy mùn gỗ ngâm vào nước sẽ thấy nước chuyển màu xanh như màu nước chè.