Chim trĩ gỗ lũa gỗ hương là loài chim có đuôi dài, có vẻ đẹp trang nhã, thường thấy phổ biến trong mỹ thuật truyền thống.
Ý Nghĩa Hình Ảnh Chim Trĩ Gỗ Lũa Gỗ Hương
Tục truyền, Trĩ biến thành con sò hay con rắn vào tháng đầu tiên của mùa đông và dựa vào thời điểm Trĩ gáy, người ta đoán trước về lũ lụt, sấm sét và sao chổi. Chim Trĩ là một trong 12 huy hiệu của bậc đế vương, biểu thị cho hoàng hậu.

Trong xã hội, Trĩ (chim trĩ gỗ lũa gỗ hương) tượng trưng cho chức quan văn. Cũng Theo 1 một thuyết người xưa truyền lại thì Đời vua Hùng Vương nước ta, có đem cống qua nước Tàu một con chim Trĩ, màu trắng, gọi là Bạch Trĩ.
Khi Bạch Trĩ (chim trĩ gỗ lũa gỗ hương) được đưa lên xứ Bắc, Bạch Trĩ luôn luôn tìm cành cây nào có ngọn về phương Nam thí nó mới chịu đậu, ý như muốn tỏ cho biết rằng nó luôn luôn nhớ về tổ quốc Việt Nam của nó.
Đôi nét gỗ hương tại ngọc thạch thảo
Theo Wikipedia, cây gỗ hương có tên gọi khác là giáng hương (hoặc dáng hương), là một loại cây rừng tự nhiên thuộc họ Đậu có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus. Loại cây này có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á. Sau đó hạt giống được nhập khẩu và trồng tại Đông bắc Ấn Độ và vùng biển Caribe.
Tại Việt Nam, cây gỗ giáng hương được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh.
Loại cây này ưa sáng nên thường mọc ở độ cao từ 100-800m trong các khu rừng thưa.
Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ẩm ướt, trên đất xám hoặc đất đỏ bazan. Tuy nhiên, nó vẫn có khả năng sống được trong môi trường đất nghèo dinh dưỡng. Khả năng tái sinh hạt kém, nhưng tái sinh chồi thì lại khá mạnh.
Đặc điểm: Gỗ khi để mộc có mùi thơm nhẹ, màu đỏ, thớ gỗ mịn, đặc. Tom và xớ rất nhỏ.
Cách nhận biết: Mặc dù gỗ màu đỏ nhưng lấy mùn gỗ ngâm vào nước ấm tầm 1-2 tiếng sau nước sẽ đổi sang màu xanh như nước chè.
Khi đi xem mộc, các bạn lấy giấy ráp (giấy nhám) đánh phần chân ghế hoặc mặt dưới của bàn cho ra mùn gỗ. Lấy mùn gỗ ngâm vào nước sẽ thấy nước chuyển màu xanh như màu nước chè.