Tượng Di Lặc Gỗ Nu là một trong những hình tượng quen thuộc trong tín ngưỡng Phật Giáo dân gian, là biểu tượng cho sự hoan hỉ hạnh phúc của con người. Phật Di Lặc còn được biết đến qua những cái tên dân dã, gần gũi như: Phật cười, Phật bụng bự, Phật Mập …
Tượng Di Lặc Gỗ Nu Có Ý Nghĩa Gì Trong Phong Thủy
Hình Tượng Phật Di Lặc gỗ Nu hiện nay đang là một sự lựa chọn của đông đảo mọi người.

Không khó để bắt gặp hình tượng Phật Di Lặc gỗ nu với nụ cười rạng rỡ, thân hình mập mạp và tướng ngồi thoải mái, ung dung tự tại được trưng bày trong các hộ gia đình, trong các chùa chiền, một số địa điểm công cộng và đặc biệt là ở một số địa danh nổi tiếng.
Người ta tin rằng, đặt tượng Phật di lặc gỗ nu trong nhà sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc, sự giàu có, khỏe mạnh và đem tới lòng tốt.
Để tăng thêm sự gần gũi của Tượng Phật Di Lặc gỗ nu , các tượng Phật được trưng trong nhà thường được làm bằng các loại gỗ quý như Nu, Hương, Cẩm, Lai …
Ngày nay hình tượng Phật Di Lặc gỗ nu được biết đến với nhiều biểu tượng và ý nghĩa khác nhau, do đó khi chọn mua tượng và đặt tượng trong nhà cần lưu ý phong thủy để mang lại vận may và bình an cho gia đình.
Vậy tượng phật di lặc cưỡi cá chép có ý nghĩa như thế nào ?
Cá chép hay còn gọi là lý ngư là loài vật duy nhất vượt qua vũ môn để được hóa thành rồng, nó là biểu trưng cho việc vượt qua bao gian lao, khổ cực và thử thách để đạt được thành quả đáng quý.
Cá chép cũng là loài vật rước ông công, ông táo về chầu trời, là loài vật mang lại may mắn và điềm lành.
Cá chép còn là loài vật biểu trưng cho sự dư giả và tài lộc vì vậy hình tượng cá chép là một hình tượng vừa gần gũi vừa mang ý nghĩa phong thủy tuyệt vời.
Tượng di lặc gỗ nu thể hiện những mong muốn lớn nhất của con người là tài lộc, hạnh phúc và sức khỏe.
Vì vậy đối với những người có niềm yêu thích và đam mê đồ gỗ thì tượng phật Di Lặc gỗ nu là vật phẩm phong thủy không thể thiếu trong bộ sưu tập đồ gỗ của mình.
Đôi nét về gỗ nu tại ngọc thạch thảo
Nếu trong các loại đá quý kim cương là thứ quý giá nhất thì trong các loại gỗ, gỗ nu cũng là thứ quý giá nhất. Nu thực chất không phải là một loại cây lấy gỗ như các loại hương, sưa, đỏ, hoàng đàn … mà thực chất chỉ là một phần “dị tật xấu xí” của cây.
Theo định nghĩa của Wiktionary tiếng việt thì đây là gỗ từ bướu của các cây gỗ quý, cứng, có vân đẹp và được dùng làm bàn ghế hoặc đồ mỹ nghệ.
Gỗ nu là một danh từ chỉ chung về cách hình thành của một loại gỗ đặc biệt trên thân của các cây gỗ quý hiếm. Nu được sinh ra từ những vết dị tật, vết thương trên những cây có tuổi thọ lớn do bị chặt chém, bị gãy, bị sét đánh hoặc do những vết mối mọt sâu trong thân gỗ.
Từ đó nguồn nhựa và dinh dưỡng nuôi cây bị gián đoạn, cản trở và tích tụ tại vết thương đó, dần dà tích tụ lại thành một cái bướu sần sùi trên cây qua hàng chục hàng trăm năm thì tạo thành nu. Gỗ nu phố biến hiện nay là nu hương, nu nghiến, nu sưa… trong đó nu nghiến là loại được ưa chuộng nhất, nhiều người còn gọi đó là ngọc nghiến.
Nghiến (danh pháp hai phần: Burretiodendron hsienmu) là một loài thực vật có hoa, trước đây được phân loại trong họ Đoạn (Tiliaceae) còn hiện nay thuộc phân họ Dombeyoideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng. Nghiến sống ở Trung Quốc và Việt Nam. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình có loại cây này. Gỗ nu hình dạng bên ngoài sần sùi, gỗ bên trong cứng và có nhiều vân uốn lượn kì dị không theo bất kì quy luật nào
. Màu sắc gỗ nu nghiến tùy theo địa điểm và điều kiện sinh trưởng mà màu sắc cũng có đôi chút khác nhau như: màu mạch nha, màu vàng cẩm, vàng chanh, màu mật ong hay màu pha hổ phách. Gỗ nu nghiến có tính chất tươi thì dai, gỗ khô cứng và bền. Những khối gỗ nu có giá trị nhất thường là những khối bị chôn dưới đất, chịu sự tác động của mưa nắng độ ẩm và sự ăn mòn nhưng vẫn giữ nguyên khối mà không bị mục nát. Chính sự tôi luyện của tự nhiên này mà đó thực sự là những khúc gỗ tốt nhất.