Một trong những con vật được con người thuần dưỡng từ rất lâu đó chính là loài chó. Loài chó là một con vật khá gần gũi và cũng là người bạn trung thành của con người. Tượng chó phong thủy mang nhiều ý nghĩa về sự bảo vệ, trấn trách và bình an. Không chỉ vậy, tượng chó còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt khác. Hãy cùng Ngọc Thạch Thảo tìm hiểu về tượng chó phong thủy cũng như cách bày trí trong nhà sao cho phát huy tối đa giá trị phong thủy qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Nội Dung Bài Viết
Hình Tượng Con Chó Trong Đời Sống

Chúng ta đều biết chó là loài động vật ăn thịt, chúng nó có thính giác và khứu giác vô cùng phát triển.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, loài chó nhà của chúng ta có nguồn gốc ADN từ chó sói tiến hóa thành khoảng 13 vạn năm trước và trở thành người bạn thân thiết với con người.
Không chỉ là người bạn, chó còn mang lại nhiều lợi ích to lớn như chó giữ nhà, chó cảnh, chó săn, chó thể thao, chó nghiệp vụ.
Nó có thể làm nhiều việc mà con người khó có thể làm nổi hoặc không thể tốt bằng như phát hiện tan vật, cứu hộ đê điều, người bị nạn, giúp cho các đơn vị công an tìm và phát hiện ma túy, tội phạm. Ngoài ra chúng nó cũng có thể cứu hộ trong các tình trạng khẩn cấp như động đất, thiên tai, bão lũ…
Tục lệ thờ linh vật như loài chó cũng khá là phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở khu vực Đông và Nam Á.
Ban đầu tục lệ này khởi nguồn từ các dân tộc chăn nuôi gia súc khu vực Tây Nam Á, với nhiệm vụcanh giữ đàn gia súc.
Sau đó có thể người Ấn–Âu từ thời đồng thau đã mang vào Đông Á truyền thống chăn nuôi cùng với tín ngưỡng thờ chó.
Trong thần thoại vùng Địa Trung Hải và Cận Đông, hình tượng con chó – kẻ canh giữ gia súc đã sớm chuyển thành kẻ canh giữ thế giới âm phủ.
Xem thêm: Tượng gà phong thủy ý nghĩa và cách bày trí 2022
Tượng Chó Phong Thủy Là Gì?

Trong văn hóa xa xưa của người Á Đông, chó từ lâu được xem là linh vật đứng thứ 11 với chi Tuất trong 12 con giáp và nó cũng là một loài vật thuộc lục súc của con người.
Tục lệ thờ cúng linh vật, tượng chó phong thủy đã có từ rất lâu mà được con người gọi trong dân gian với sự kính trọng vô cùng lớn đó là thần Cẩu hay Thạch Cẩu.
Trong văn hóa tâm linh của người Việt hay một số dân tộc trên thế giới, chó không chỉ là động vật gần gũi mà còn là người bạn gắn bó thân thiết với con người.
Một số đức tính quý báu của loài vật này như trung thành, thông minh, quan tâm đến chủ. Không những thế nó còn giữ nhà, canh gác tại những nơi thờ cúng linh thiêng, bảo vệ gia chủ khỏi kẻ xấu.
Theo một số thuyết trong phong thủy, loài chó chỉ có thể canh giữ phần dương còn nếu muốn theo giữ phần âm trong tâm linh thì cần phải có một tượng chó bằng đá hay các chất liệu phong thủy khác.
Tượng chó phong thủy thường được người Việt bày trí trong ngôi nhà như một linh vật bảo vệ, cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh.
Tượng chó phong thủy trong nhà thường nhỏ, mang dáng vẻ hiền lành, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ.
Vậy tượng chó phong thủy có ý nghĩa gì trong đời sống chúng ta? Hãy tìm hiểu qua phần tiếp theo bạn nhé
Ý Nghĩa Của Tượng Chó Trong Phong Thủy

Tượng chó phong thủy trong văn hóa Phương Đông mang nhiều ý nghĩa. Linh vật này được yêu thích bởi sự trung thành, thông minh, biết quan tâm tới chủ…
Nó cũng có thể mang lại nhiều năng lượng tươi vui và tích cực trong cuộc sống
Một số nơi còn có tục thờ tượng chó bằng đá, gọi nó với sự kính trọng là Thần Khuyển hay Linh Khuyển. Dân gian quan niệm: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”, coi việc chó đến nhà sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng.
Do đó, người ta tin rằng, việc đặt tượng chó phong thủy (Linh Khuyển) sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
Một số gia đình giàu có bày trí tượng chó phong thủy với mục đích canh giữ cửa nhà, trừ tà ma và cầu phúc, còn để thể hiện sự giàu sang, quyền uy, phú quý.
Một số chuyên gia phong thủy trưng bày linh vật chó phong thủy để tránh những hiểm nguy từ thế đất xấu, nhà nhiều âm khí tà ma, thay đổi dương cơ, tiền tài, vận mạng.
Người ta thường đặt biểu tượng con chó trong phong thủy tại phòng khách, công ty, văn phòng, cửa hàng, hướng đầu nhìn ra cửa chính với mục đích coi nó là vị thần canh cửa, xua đuổi tà khí, cầu bình an, sức khỏe và may mắn.
Xem thêm: Tượng khỉ phong thủy ý nghĩa và cách bày trí 2022
Cách Bày Trí Tượng Chó Hợp Phong Thủy

Hướng đặt tượng chó phong thủy
Theo các chuyên gia phong thủy, Tuất ngự ở hướng Tây Bắc. Do đó, gia chủ hoàn taon2 có thể đặt tượng linh vật tại hướng này.
Điều này tạo nên niên vận, giúp vận khí gia chủ hanh thông, công việc thuận lợi, đón nhiều tài lộc, tạo nguồn năng lượng may mắn cho ngôi nhà.
Nguyên tắc cần tuân thủ để đón vượng khí
- Tượng chó phong thủy nên trưng bày nơi sạch sẽ, cần tránh những không gian có uế khí như gần nhà vệ sinh hay thùng rác, nhà bếp…
- Không đặt tượng dưới nền nhà mà nên lựa nơi cao ráo, bệ đỡ từ 6 tấc trở lên và thoáng mát, giúp tạo vị thế tốt, vững chắc, đón nhiều năng lượng tốt.
- Cần tránh đặt tượng góc khuất như dưới cửa sổ, chân cầu thang hay những nơi có vật cản đè lên đầu tượng, dẫn đến việc ứ đọng khí, không mang lại sự may mắn cho ngôi nhà và gia chủ
Chọn ngày rước tượng chó phong thủy về nhà
Muốn có khởi đầu suôn sẻ, gia chủ có thể chọn ngày trực Thành, trực Định, trực Kiến trong lịch vạn niên hay đơn giản hơn là ngày hoàng đạo trong năm để đưa tượng chó phong thủy về nhà.
Nếu kỹ hơn, bạn có thể kết hợp chọn giờ tốt trong ngày hoặc giờ hợp với tuổi của mình theo hướng dẫn của chuyên gia phong thủy
Có cần thiết phải làm lễ khai quang điểm nhãn cho tượng chó phong thủy?
Vì đây là tượng phong thủy nên không cần thực hiện khai quang điểm nhãn – tức trước khi đưa tượng về nhà không cần phải làm lễ cúng khấn và thực hiện vẽ mắt cho tượng.
Tuy nhiên, cần lưu ý lúc chọn mua tượng chó, gia chủ cần chú trọng đến yếu tố ngoại hình. Tượng có ngũ quan như mắt, mũi, tai…. rõ ràng, hài hòa và không sứt mẻ. Màu sắc tươi vui nhưng cũng đầy sự tinh tế.
Nếu linh vật bạn chọn để trấn giữ ở cửa hay cổng vào ngôi nhà thì cần lựa chọn vẻ ngoài cứng cáp, dữ tợn, hung ác.
Còn nếu tượng chó phong thủy đặt bên trong ngôi nhà thì bạn có thể chọn hình dáng với đường nét hài hòa, hiền lành, giúp gia đình êm ấm, bình an hơn.
Chất liệu tượng chó phong thủy
Về chất liệu tượng chó phong thủy, gia chủ hoàn toàn có thể lựa chọn theo sở thích hoặc theo bản mệnh của mình để phát huy tối đa giá trị phong thủy
Chẳng hạn, gia chủ mệnh Mộc thì có thể bày trí tượng bằng gỗ, mệnh Thổ thì chọn chất liệu làm bằng gốm sứ…
Kích thước tượng chó phong thủy
Kích thước tượng cần phù hợp với không gian của căn phòng, vì nếu nhỏ quá không có nhiều năng lượng về phong thủy nhưng nếu to quá dễ làm mọi người không thoải mái và mất tính thẩm mỹ cho căn nhà.
Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng của tượng linh vật trong phong thủylà không chỉ giống thật, mà còn phải thể hiện vẻ đẹp riêng thông qua biểu cảm gương mặt, đôi mắt có hồn và dáng điệu khỏe khoắn, dù tượng làm bằng sứ hay các loại vật liệu khác.
Tượng Chó Hợp Với Những Người Tuổi Gì?

Tượng chó trong phong thủy có thể phù hợp với Dần, Ngọ và Tuất (Tam Hợp). Vì theo luật thuận hợp hay khắc kỵ của Ngũ Hành thì: Dần có hành Mộc, Ngọ có hành Hỏa và Tuất có hành Thổ, cho nên chúng ta phân tách từng cặp tuổi chỉ thấy tuổi Ngọ được tương sanh với tuổi Dần và tuổi Tuất như sau:
- Cặp Dần và Ngọ có Hành Mộc (Dần) sinh hành Hỏa (Ngọ), cho nên được tương sinh. Bởi vì, hành Mộc bị sinh xuất và hành Hỏa được sinh nhập.
- Cặp Ngọ và Tuất có Hành Hỏa (Ngọ) sinh hành Thổ (Tuất), cho nên được tương sinh. Bởi vì, hành Hỏa bị sinh xuất hành Thổ được sinh nhập.
Trong khi, hành Mộc (Dần) khắc hành Thổ (Tuất) cho nên bị tương khắc. Bởi vì, hành Mộc được khắc xuất và Thổ bị khắc nhập. Do vậy, cặp tuổi Dần và Tuất xem như Không Được Tương Hợp, chỉ có tuổi Ngọ được Tương hợp cả tuổi Dần và tuổi Tuất mà thôi hay nói khác đi, tuổi Ngọ được Nhị Hợp cả tuổi Dần và tuổi Tuất.
Ngoài ra, Tượng chó phong thủy nằm trong nhóm tứ mộ là: Thìn, Tuất, Sửu và Mùi bởi vì chúng nó khắc kỵ nhau, cho nên gọi là nhóm tứ xung. Tuy nhiên, nếu chúng ta xét kỹ thì chúng nó khắc kỵ trực tiếp từng cặp: Thìn & Tuất và Sửu & Mùi.