Trấn Trạch Là Gì? 3 Cách Trấn Trạch Đặt Ở 2021?

Trấn trạch nhà, nâng khí và trừ tà cho mảnh đất, căn nhà là việc vô cùng quan trọng với các gia đình. Vậy Trấn Trạch Là Gì mà lại đóng vai trò quan trọng như vậy? Có những cách nào để trấn trạch? Cùng Ngọc Thạch Thảo tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Trấn Trạch Là Gì?

Trấn trạch là từ Hán Việt (giản thể: 镇宅; phồn thể: 鎮宅; bính âm: Zhèn zhái) có nghĩa đen là canh giữ nhà cửa.

Trấn trạch là nghi thức giúp căn nhà, nơi ở, nơi làm việc luôn được ổn định, vững vàng. Đây được cho là cách làm để cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia chủ cũng như những thành viên trong gia đình.

Trấn Trạch Là Gì?
Trấn Trạch Là Gì? – Nguồn hình shutterstock

Vậy khi nào cần thực hiện việc trấn trạch? Thông thường, người ta thường tiến hành nghi thức này khi mảnh đất, ngôi nhà có âm phần quấy nhiễu khiến gia chủ gặp phải nhiều điều không may mắn, ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình.

Hiểu trấn trạch là gì và trấn trạch đúng cách được cho là sẽ giúp trừ tà và tăng nguồn vượng khí cho căn nhà. Bên cạnh đó, khi chuyển về nhà mới xây người ta cũng tiến hành trấn trạch.

Cần trấn trạch trong những trường hợp sau:

  • Mạch đất đi qua nhà (đất) bị tổn thương.
  • Đất dưới nền nhà nhiều hàn khí, mức năng lượng thấp dưới mức có lợi cho sức khỏe.
  • Môi trường xung quanh nhà có quá nhiều âm khí, vong ma dễ xâm nhập vào nội cục bên trong.

Nguồn Gốc Của Trấn Trạch

Nguồn Gốc Của Trấn Trạch
Nguồn Gốc Của Trấn Trạch – Nguồn hình shutterstock

Thời xưa, người ta cho rằng nguyên nhân của họa phúc là do con người làm trái những điều kiêng kỵ hoặc xúc phạm tới thần linh.

Cách giải trừ vận đến chính là dựa vào các thế lực thần bí để giải trừ tai ách, chuyển nguy thành an.

Vì thế, đó là phép trấn trạch trở thành một bộ phận quan trọng trong tập tục sinh hoạt của nhân dân, dần dần hình thành những phương pháp mang tính phép thuật trong phong thủy, đó là phép trấn trạch.

Mọi người thường dựa vào những linh vật trấn trạch và các vị thần hộ mệnh trong tôn giáo để thực hiện nguyện vọng xua đuổi ma quỷ, cầu bình an cho gia đình.

Các vị thần trấn trạch trong phong thủy nhà ở

Thần góc nhà và Thần tường

Bốn góc của nhà ở có bốn vị thần cai quản, vị thần góc Đông bắc là thần Tham Lang, họ Kỳ, tên Cập Trập. Vị thần góc Đông nam là thần Mục Không, họ Tỉnh, tên Bách Cư. VỊ thần góc Tây nam là thần Xá Độc, họ Lưu, tên Đại Khẩu.

Vị thần góc Tây bắc là thần Tích Quỷ, họ Lang, tên Phi Long. Bốn bức tường nhà cũng có bốn vị thần cai quản, vị thần cai quản mặt tường phía Nam họ Đồng, tên Kiên Kiên. Vị thần cai quản mặt tường phía Tây họ Hiếu, tên Đại Lực Nhi Phu.

Vị thần cai quản mặt tường phía Bắc họ Hoàng, tên Bất Ngôn Ngữ. Khi muốn tiến hành trấn trạch, cần viết họ tên những vị thần này lên tấm gỗ đào, tâu bày lên, bản vị sẽ đại cát.

Gia thần

Môn thần (thần canh của) là vị thần trông giữ nhà cửa trong Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian, vị thần này có chức năng trừ tà đuổi quỷ, canh giữ nhà cửa, mang lại cuộc sống bình yên, giúp cho công việc thuận lợi, mang lại sự cát và tường cho gia chủ,… Đó là một trong những vị thần được mọi người yêu thích nhất.

Môn thần (thần canh của) là vị thần trông giữ nhà cửa trong Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian, vị thần này có chức năng trừ tà đuổi quỷ, canh giữ nhà cửa, mang lại cuộc sống bình yên, giúp cho công việc thuận lợi, mang lại sự cát và tường cho gia chủ,
Môn thần (thần canh của) là vị thần trông giữ nhà cửa trong Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian, vị thần này có chức năng trừ tà đuổi quỷ, canh giữ nhà cửa, mang lại cuộc sống bình yên, giúp cho công việc thuận lợi, mang lại sự cát và tường cho gia chủ,

Môn thần được phân thành bốn loại, đó là Môn thần đuổi quỷ, Môn thần ban phúc, Môn thần đạo quan và Môn thần võ tướng.

Môn thần xuất hiện sớm nhất là “Đào nhân” được chạm khắc bằng gỗ đào. Nghe nói từ thời viễn cổ, họ là hai vị thần được Hoàng Đế phái tới để cai quản bầy quỷ hoành hành trên trần gian.

Đời nhà Đường (Trung Quốc) xuất hiện Chung Quỳ, ông ta không những xua đuổi bầy quỷ, mà còn ăn thịt cả chúng, vì vậy mọi người thương nhờ Chung Quỳ để trừ tà đuổi quỷ.

Thần giường

Gồm có thần giường ông, thần giường bà. Cúng lễ thần giường vào đêm cuối giao thừa có thể mang lại cho mọi người giấc ngủ an lành trong suốt năm mới.

Táo thần còn gọi là Táo vương, Táo quân, Táo ông, Táo bà… đó là vị thần cai quản việc ăn uống trong truyền thuyết, sau đời Tấn được coi là vị thần chuyên giám sát điều thiện ác trên trần gian.

Táo thần còn gọi là Táo vương, Táo quân, Táo ông, Táo bà… đó là vị thần cai quản việc ăn uống trong truyền thuyết
Táo thần còn gọi là Táo vương, Táo quân, Táo ông, Táo bà… đó là vị thần cai quản việc ăn uống trong truyền thuyết

Ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã bắt đầu thờ cúng Táo quân, sở dĩ Táo quân được mọi người kính trọng, ngoài nguyên do là vị thần cai quản việc ăn uống và ban cho mọi người cuộc sống đủ đầy, còn là vì vị thần này có trách nhiệm giám sát điều thiện ác trên trần gian.

Xí thần

Là vị thần cai quản nhà vệ sinh, trong dân gian gọi là Tử Cố. Tùy theo từng thời kỳ, từng khu vực mà tên gọi và cách thức thờ cúng vị thần này cũng khác nhau, nhưng nhìn chung khả năng ban phúc của Xí thần đều tương tự nhau.

Tỉnh thần

Là vị thần cai quản giếng nước. Cứ vào ngày 30 tết, mọi người lại múc nước dự trữ phục vụ sinh hoạt trong ba ngày tết.

Hoạt động này cũng được gọi là “cúng Tỉnh thần”, nghĩa là Tỉnh thần đã phải vất vả cả năm để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, cho nên trong mấy ngày Tết mọi người nên để Tỉnh thần nghỉ ngơi dưỡng sức để mang đến cho người dân những nguồn nước tươi mát và trong lành hơn.[1]

Xem thêm: Đá Larimar Là Gì? Món Quà Tuyệt Vời Từ Đại Dương Xanh

3 Cách Trấn Trạch Đặt Ở

Sử dụng linh vật, vật phẩm phong thủy để trấn trạch

Sử dụng linh vật, vật phẩm phong thủy để trấn trạch
Sử dụng linh vật, vật phẩm phong thủy để trấn trạch – Nguồn hình shutterstock

Hiện nay có nhiều loại vật phẩm phong thủy mà gia chủ có thể lựa chọn để trấn trạch, nâng khí căn nhà. Trong đó bao gồm:

  • Rồng là loài thần thú mạnh mẽ với thân mình dài, nhiều vẩy và sừng to, chân móng vuốt, có thể vừa bay trên trời lại có thể bơi dưới nước. Đây là loài thần thú đầy sức mạnh và bảo vệ cho sự an lành của con người, là linh vật phong thủy rất được nhiều gia đình sử dụng để trấn trạch.
  • Hồ lô: bên trong chứa tiên đan, tượng trưng cho việc bảo vệ cho con người khỏi bệnh tật, trừ tà, mang lại sức khỏe. Hồ lô còn giúp điều hòa khí tức trong căn nhà, mang lại cát khí trong lành và sự thông suốt cho những thành viên trong gia đình.
  • Rùa đầu rồng: Đây là loài linh thú bảo vệ con người, xua đuổi điều xấu, giảm bớt những điều không thuận lợi, giúp mang lại sức khỏe, biểu trưng cho sự trường thọ và trí tuệ.
  • Tượng chó: chó là loài động vật rất thông minh và rất trung thành với con người. Từ xa xưa con người đã thuần được loài chó hoang trở thành vật nuôi và bảo vệ trông giữ nhà. Chó được dùng trong việc đi săn bắn, sử dụng trong việc chăn nuôi gia súc.
    Sức mạnh và sự nhanh nhẹn cũng như sự thông minh của loài chó đã được ưu ái sử dụng vào cả công việc an ninh như truy tìm tội phạm, bảo vệ cho gia đinh.
    Tượng chó thường làm bằng đá, đặt ở trước cửa cổng và hướng ra ngoài, có tác dụng trấn an, mang lại những điều may mắn và tốt lành cho nhà.
  • Sư tử đá: Linh vật này phải đi theo cặp và tượng trưng cho sự bảo hộ, xua đuổi điều xấu, trừ tà.
  • Tám loại vật phú quý cát tường: Bảo tản, pháp la, pháp luân, bạch cái, liên hoa, bảo bình, như ý kết, song ngư.
  • Tượng gà trống đặt ở cửa nhà khi trước cửa nhà hay trước nhà bếp có con đường hay dòng nước chảy ngoằn ngoèo như hình con rết. Chỉ cần đặt 1 tượng con gà và mỏ chĩa về hình con rết.
    Tượng gà trống có tác dụng xử lý vấn đề “đào hoa”: Kém duyên hay số đào hoa có nhiều người khác giới theo đuổi.
    Nếu người nào kém duyên, lớn tuổi mà vẫn chưa có người yêu thì có thể đặt tượng gà trống ở cung đào hoa của bản mệnh để kích hoạt tình duyên.
    Ngược lại nếu chồng mà hay “lăng nhăng” hay có lắm gái theo thì hãy tìm cung đào hoa để đặt tượng gà trống sẽ có tác dụng hóa giải số đào hoa của chồng, sẽ giữ chồng ở mãi bên mình.

Sử dụng bùa để trấn trạch

Sử dụng bùa để trấn trạch
Sử dụng bùa để trấn trạch – Nguồn hình shutterstock

Trấn trạch bằng bùa chú, bùa trừ tà, bùa may mắn,… phức tạp hơn so với sử dụng vật phẩm phong thủy.

Xét về bản chất, bùa là vật tùy thân của các pháp sư. Để có thể sử dụng đúng cách, giúp phát huy tối đa công dụng mà không gây hại, ảnh hưởng xấu đến gia chủ cần có kiến thức sâu rộng về phong thủy.

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả trấn trạch tốt nhất, bạn nên mời thầy phong thủy tư vấn và hướng dẫn thực hiện. Một số điều cơ bản cần lưu ý khi sử dụng bùa trấn trạch:

  • Thao tác vẽ bùa chú cần thực hiện vào ban đêm dưới ánh sáng sao trời
  • Trước khi vẽ bùa, phải tịnh khẩu, tịnh thân và tịnh đàn. Sau đó niệm chú cho bút và giấy. Căn cứ vào chủng loại của bùa để lập đàn (hoặc lập một tổng đàn)
  • Thầy pháp sư bái lạy tâu bày, trình bày rõ cầu xin vị thần nào, vẽ bùa nhằm mục đích gì.

Sử dụng cách từ dân gian

Trong dân gian, người ta còn sử dụng cháo loãng, trà vang,… để trấn trạch. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà bạn có thể sử dụng các phương pháp trấn trạch khác nhau cho phù hợp.

Khi nào thì cần trấn trạch

Khi thầy phong thủy xem xét một mảnh đất ” một cục” có các nghịch với gia chủ như – mảnh đất có âm phần, có người âm tạm ngụ do để lâu ngày không sử dụng, do thế đất không hợp mệnh gia chủ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ, mà cần trấn trạch

Việc trấn trạch cũng phụ thuộc vào các hướng các thế đất, các long của trạch, việc trấn trạch từ đó phụ thuộc vào có nên trấn lâu dài hay chỉ tạm thời trong một thời gian nhất định

Khi nào thì cần trấn trạch
Khi nào thì cần trấn trạch – Nguồn hình shutterstock

Việc xem xét trấn trạch là rất quan trọng nếu không am hiểu về “Thủy pháp” như là khi một mảnh đất thuận với trạch chủ mà không am hiểu lại sử dụng phương pháp trấn trạch vô tình tác dụng của nó đi lại ngược với mong muốn của gia chủ, cũng như sự bền vững của việc trấn trạch đó ảnh hưởng chính tới long mạch mà phương pháp thủy pháp đã xác định.

Khi mảnh đất đó tốt phù hợp với gia chủ ” trạch chủ” ta không nên và cũng không cần trấn trạch khi đó chỉ cần xắp xếp bố trì không gian thước tấc trong việc xây dựng sao cho phù hợp để luôn đón được khí tốt, dòng năng lượng tốt, ngăn chặn những loại tạp khí, thải những tạp khí,v,v,v…, theo đúng, thuận với thủy pháp là chúng ta có một không gian sống thoải mái yên bình, khỏe mạnh và hạnh phúc.

Những Ai Nên Trấn Trạch?

Những Ai Nên Trấn Trạch?
Những Ai Nên Trấn Trạch? – Nguồn hình shutterstock
  • Khi long khắc trạch chủ ” gia chủ” do không hợp hướng, ví dụ như ta khắc với kim long mà hướng đó lại là kim long thì nên dùng phương pháp khắc chế kim long giảm sự nhọn sắc bén của kim long mà không ảnh hưởng đến sức khỏe công việc làm ăn của gia chủ,
    Và cũng cần nhận biết đó là âm kim – hay dương kim để sử dụng việc trấn trạch phù hợp.
  • Khi mảnh đất có âm phần : Âm phần lại chia làm hai loại chính và nhiều loại âm khác nhau, như Âm phần ngụ cư và âm phần tạm cư, âm phần chiếm ngụ. mà sử dụng cách trấn trạch có thời hạn hay trấn trạch lâu dài tùy vào mỗi một phương pháp khác nhau.
  • Với âm phần ngụ cư ” Vong” : thường trấn trạch sao cho hai bên âm > < dương cùng chung sống hòa bình ở hai thế giới khác nhau cùng cư ngụ mà không ảnh hưởng lẫn nhau, cùng tôn trọng cuộc sống riêng của nhau, mới là sự hài hòa.
    Nhiều khi lạm dụng việc tác pháp ngăn cản đuổi họ đi lại không giải quyết được việc gì cho gia chủ có khi lại hại nếu năng lực của người thày đó kém hay khi họ có cơ hội trả thù.
    Chưa kể đến việc có khi lại ngăn cản chính người thân của mình không thể về được mỗi khi cúng lễ.
  • Đối với âm phần ngụ cư, hay chiếm cư dùng phương pháp trấn trạch có thời hạn, giới hạn nào đó nhằm ngăn cản sự ngụ cư, chiếm cư bất hợp pháp và tự hết khi thời gian trấn đó hết hiệu lực. Trong đó có sự cải thiện của gia chủ về ” phong thủy” giúp việc trấn trạch được tốt hơn.

Xem thêm: [Hỏi Đáp?]Đeo Tỳ Hưu Như Thế Nào Cho Đúng❓

5 Điều Cần Lưu Ý Cho Người Trấn Trạch Phong Thủy

Thứ 1 là mỗi ca bệnh tính chất khác nhau thì trận pháp mỗi ca là khác nhau không nhà nào giống nhà nào.
Ông thầy phải đi thực địa đất cân lực mới lên được trận, xác định trước vị trí đặt, phải chọn ngày giờ làm và cuối cùng là phải chính tay đặt chứ không có chuyện đến ngày giờ làm lại để cho gia chủ tự đặt đồ trấn yểm.

Thứ 2 đồ trấn yểm thường được sử dụng là đá năng lượng, đồ đồng được đúc bằng các hình tượng thiêng như rùa long quy, cóc; các đạo phù bằng giấy được viết bằng mực có ẩn khí của người thầy kết nối vời tầng không gian của chư thiên chư phật.
Đồ trấn yểm được sắp xếp theo trận pháp biểu tuân theo các quy luật lớn của Trời đất hoặc tuân theo kết nối phương vị của dòng lý khí phong thủy mà người thầy sử dụng.

Thứ 3 để có thể thiết lập các trận trấn yểm người thầy phải có kiến thức về loan đầu và lý khí; bản thân cơ thể kinh lạc và luân xa phải thông để có được điều này người thầy phải khổ luyện .
Ngoài ra để kết nối với chiều năng lượng của chư Thiên chư Phật người thầy phải giữ đức rèn tâm và đức tin thờ phụng đấng bề trên. Để đến khi lập trận trấn yểm mới có thiên lực ra hộ được.
Nếu ai làm thầy muốn trấn yểm được ngoài việc có chân mệnh mà không có đức tin vào thần phật thì quý thầy đó tốt nhất nên né những nhà nặng và ông chỉ nên tham gia vào phong thủy mảng nội thất thôi chứ nhà xây mới và nhất là âm trạch nên né toàn tập :))

Thứ 4 là giá để cho người thầy trấn yểm thường cao ngoài phần khổ luyện, tích lũy kiến thức ở điểm 2 và 3 như đã nói ở trên, khi làm việc trấn yểm ông thầy bị những ô nhiễm khí xấu tác động vào cơ thể, giúp người dương thì phạm lỗi với vong ma trấn xong thì bị ám rình lúc sơ hở là bị cắn.
Sau những buổi trấn yểm xong người thầy phải khổ sở đẩy khí âm trong cơ thể ra nếu không làm được sẽ phát bệnh; lại phải cúng lễ phóng sinh để chuyển hóa lỗi phạm với vong ma.

Quý vị là khách hàng nên hiểu rõ rủi ro nghề nghiệp của người làm thầy để có chuẩn bị về mặt kinh tế. Chi phí tính toán phương vị và thời gian làm+ chi phí luyện tăng lực đồ trấn yểm + chi phí vật tư và chi phí lúc trấn yểm trực tiếp là 4 mục tách biệt rõ ràng dưới góc nhìn kinh tế. Quý vị nên hỏi rõ 4 mục chi phí với người thầy nếu ông thầy nào không rõ ràng kinh phí theo 4 mục này thì rất dễ có vấn đề

Thứ 5, trấn yểm đất là cụm giải pháp trong 4 lớp điều chỉnh trường khí của việc làm phong thủy, nó có mối quan hỗ trợ giữa sắp xếp kiến trúc xây dựng cơ bản và nội thất, phong thủy trợ mệnh và mệnh học trong phối hợp làm dương trạch.
Các cụm giải pháp đều cần được ông thầy vận dụng linh hoạt. Không phải nhà nào cũng có đủ tiền làm Trấn yểm và không phải ông thầy nào cũng đủ lực với chân mệnh để làm chấn yểm.
Tất nhiên là trấn yểm với ca nền đất nặng là giải pháp gốc rễ. Trong điều kiện kinh tế gia chủ không có thì sẽ dồn vào 3 cụm giải pháp còn lại.

Các Bước Chuẩn Bị Làm Lễ Trấn Trạch Về Nhà Mới

Bình chọn bài viết

Trung bình phiếu 0 / 5. Tổng phiếu: 0

Chia sẻ bài viết ngay
guest

1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất
Inline Feedbacks
View all comments
Thánh Nhọ VN
Thánh Nhọ VN
8 months cách đây

Còn vị thần phía Đông tên gì vậy ạ ?

Last edited 8 months cách đây by Thánh Nhọ VN
1
0
Would love your thoughts, please comment.x