Tượng Tam Đa Là Gì? 5 Ý Nghĩa Của Phúc Lộc Thọ Trong Phong Thủy

Hình ảnh ba ông tam đa Phúc – Lộc – Thọ đã từ lâu gắn bó mật thiết với văn hóa dân gian của người Á Đông, trong đó có Việt Nam chúng ta. Ngày nay, trong nhiều gia đình, bộ tam đa mang hình ảnh ba vị tiên này vẫn được trưng bày dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy tượng tam đa là gì? có ý nghĩa gì trong phong thủy?

Tượng Tam Đa Là Gì?

 Tượng Tam Đa Là Gì?
Tượng Tam Đa Là Gì? – Nguồn hình shutterstock

Ba ông tam đa Phúc – Lộc – Thọ có nguồn gốc bắt nguồn từ những điển tích của Trung Quốc, được lưu truyền trong nhiều tác phẩm nghệ thuật của văn hóa Trung Hoa trước khi du nhập sang Việt Nam ta trong thời kỳ Bắc thuộc hơn 1000 năm trước.

Phúc Lộc Thọ hay Phước Lộc Thọ là thuật ngữ thường được sử dụng trong văn hóa Trung Hoa và những nền văn hóa lân cận để diễn tả ba điều cơ bản trong cuộc sống tốt đẹp: may mắn (Phúc), giàu sang (Lộc), và sống lâu (Thọ).

Mỗi ý niệm được nhân cách hóa thành bộ ba vị thần, gọi chung là ba ông “Phúc-Lộc-Thọ” hay Tam Đa. [1]

Xem thêm: Chim Hạc Là Con Gì? 5 Ý Nghĩa Của Chim Hạc Trong Phong Thủy

Truyền Thuyết Về Tam Đa

 Truyền Thuyết Về Tam Đa
Truyền Thuyết Về Tam Đa – Nguồn hình shutterstock

Câu chuyện về vị vua yêu dân như con, nhân dịp tiết xuân đã đi thưởng ngoạn nhằm hiểu thêm về nhân tình thế thái.

Đi đến đâu, Hoàng đế cũng nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Nhân dân đã chúc tụng nhà vua ba điều:

Một là, kính chúc nhà vua trường thọ, vua Nghiêu không nhận.

Nhân dân lại nói điều hai: Xin cầu chúc nhà vua thật phú quý, nhiều lộc, nhà vua cũng từ chối và nói tránh đi.

Nhân dân lại chúc tiếp điều thứ ba: Chúc nhà vua sinh nhiều con trai, tỏa phúc ấm cho cả hoàng tộc.

Vua Nghiêu vẫn không chấp nhận mà thay mặt triều đình ban những lời chúc tụng đó thành ba điều chúc: “Đa phúc, đa lộc, đa thọ”, gọi là “Tam Đa” cho cả trăm họ.

Vị vua anh minh và thương dân đã không dám nhận những điều tốt đẹp cho riêng mình mà biến nó thành lời chúc danh cho trăm họ.

Từ đó, Tam Đa trở thành lời chúc nhau trong những ngày tết đến, xuân sang. Từ đó có tượng ba ông “Tam Đa”.

Ý Nghĩa Của Phúc Lộc Thọ Trong Phong Thủy

Ý Nghĩa Của Phúc Lộc Thọ Trong Phong Thủy
Ý Nghĩa Của Phúc Lộc Thọ Trong Phong Thủy – Nguồn hình shutterstock

Ông Phúc: Tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành, con hiền và cháu thảo. Nếu quan sát, chúng ta sẽ thấy tượng ông Phúc trên tay luôn bế một đứa bé. Khi đặt tượng ông Phúc trong nhà, người đời thường mong cầu ông sẽ đem đến nhiều phúc phần cho gia đình. Đặc biệt là giúp mọi người có được con cháu ngoan hiền, hiếu thảo và thành đạt.

Ông Lộc: Hay còn được gọi là ông Thần Tài, tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng và tài lộc. Khi chế tác tượng ông Lộc, các nghệ nhân luôn cho ông đội mũ quan và tay cầm ngọc. Hàm ý là sẽ giúp gia chủ/người sỡ hữu có sự thăng tiến tốt trên con đường công danh sự nghiệp, vạn sự như ý và tấn tài tấn lộc.

Ông Thọ: Tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe. Tượng ông Thọ được được xây dựng với hình dáng là một ông tiên già, có vầng trán cao và râu tóc bạc phơ. Trên một tay của ông là quả đào tiên, tay còn lại của ông chống gậy với phần thân buộc một quả hồ lô có chứa tiên đơn bên trong. Đặt/thờ cúng tượng ông Thọ trong nhà, các thành viên trong gia đình sẽ luôn được phù hộ khỏe mạnh, ít đau ốm, bệnh tật.

Cách Bày Trí Tam Đa Như Thế Nào?

Cách Bày Trí Tam Đa Như Thế Nào?
Cách Bày Trí Tam Đa Như Thế Nào? – Nguồn hình shutterstock

Bày tượng Tam Đa đúng chuẩn, Tam Tinh luôn ngự trị trong nhà cho nên tượng ba ông Tam Đa luôn luôn phải đặt theo đúng thứ tự để phát huy tính năng phong thủy cao nhất.

Do có nguồn gốc từ Trung Hoa, nên theo thứ tự của Hán tự, phải sắp xếp vị trí của Tam Đa ngựợc lại từ phải sang trái. Có nghĩa là ta sắp xếp theo thứ tự như sau là đúng nhất: Tượng Phúc Tinh – đặt bên phải, tượng Lộc Tinh – đặt ở giữa, tượng Thọ Tinh – đặt bên trái.

Tuy nhiên, sự sắp xếp theo cách này không phải là bắt buộc. Trong thực tế, người ta cũng có thể chọn để sắp xếp chúng theo nhiều cách. Ví dụ: Ông Phúc tại trung tâm, ông Thọ bên phải của mình và ông Lộc bên trái.

Bạn nên đặt tượng ba ông Tam Đa Phúc Lộc Thọ trong những căn phòng chính của ngôi nhà như phòng khách, phòng thờ, phòng làm việc, thư phòng và nên đặt ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ để khai thác cát khí và năng lượng Phong Thủy may mắn. Vị trí đặt tượng phải cao hơn 80cm trở lên trên bàn kệ hay tủ.

Mỗi vị trí lại có ý nghĩa, tác dụng khác nhau như:

  • Quầy thu ngân: Tiền tài luôn dư dả. Đừng bỏ lỡ: Quầy thu ngân phạm phong thủy cửa hàng khiến kinh doanh khó phát
  • Trên nóc bàn thờ ông địa: Thuận tiện việc thờ các ngài
  • Phòng làm việc: Luôn cảm thấy phấn chấn tinh thần
  • Phòng khách: Theo phong thủy phòng khách, đặt tượng Tam Đa ở đây sẽ khiến khách tới luôn cảm thấy thiện chí, vui vẻ

Có thể đặt gần vị trí bàn ăn gia đình, song phải đặt trên bàn có chiều cao từ 80cm trở lên.

Bộ tam đa này Phúc – Lộc – Thọ có thể được đặt phía sau vị trí ngồi của bạn để đạt được sự hỗ trợ rất quan trọng, đón nhận may mắn, giữ tài sản tốt và hoàn thành các ước muốn của bạn.

Tượng Tam Đa nếu đem tặng sẽ trở thành món quà tặng phong thủy tốt lành đầy ý nghĩa như lời chúc tốt đẹp nhất cho người thân, bạn bè nhân dịp họ khánh thành nhà mới, chuyển đến nhà mới, hoặc mới tu tạo nhà. Chắc chắn chủ nhà sẽ lưu giữ lại kỷ vật này của bạn lâu dài.

Một Số Lưu Ý Về Tam Đa Phúc Lộc Thọ Trong Phong Thủy

Một Số Lưu Ý Về Tam Đa Phúc Lộc Thọ Trong Phong Thủy
Một Số Lưu Ý Về Tam Đa Phúc Lộc Thọ Trong Phong Thủy – Nguồn hình shutterstock
  • Khi trưng tượng không để bám bụi hoặc các đồ vật che khuất mắt tượng.
  • Để tượng nên hướng về phía cửa chính để đón cát khí từ Phúc – Lộc – Thọ. Tham khảo: Sai lầm về vị trí đặt tượng Thần Tài trong nhà khiến tài lộc cứ thế “đội nón ra đi”
  • Đại kỵ để tượng Tam Đa gần hoặc trong nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc phòng ngủ.
  • Tam Tiên Phúc – Lộc – Thọ là những biểu tượng của các ngôi sao may mắn: Phúc tinh – Lộc tinh – Thọ Tinh, cho nên không đặt trên bàn thờ mà thường đặt những những vật phẩm trang trí, cầu may mắn trong nhà.
  • Không nên trưng chỉ 1 hoặc 2 bức trong bộ Tam Đa. Gia chủ nên trưng đầy đủ cả bộ 3 bức. Trường hợp nếu có 1 bức tượng bị hỏng thì cần làm lại bức mới chứ tuyệt đối không nên để trưng 2 bức hoặc chỉ 1 bức vì nó tượng trưng cho hạnh phúc không trọn vẹn.
  • Không để tượng ở vị trí quá thấp, vị trí tối thiểu mà các chuyên gia phong thuỷ thống nhất là mặt của tượng phải ngang tầm ngực trở lên.
  • Không để tượng nhìn thẳng ra cửa chính sẽ làm thất thoát tài lộc. Khác với tượng chấn trạch (như Quan Công, tượng Hổ…), thường để nhìn thẳng ra cửa chính thì tượng dùng để chiêu tài (Phúc Lộc Thọ, Tỳ hưu, Thiềm thừ…) thường tránh nhìn thẳng ra cửa chính.

Đừng bỏ lỡ: Chớ dại dịch chuyển vị trí của Thiềm thừ hay tượng Tam đa kẻo làm ăn sa sút, tài lộc hao tổn

  • Tùy vào mục đích trưng bày mà gia chủ nên xem xét việc có khai quang tượng hay không. Nếu không khai quang thì tượng đơn giản chỉ là những đồ vật trang trí. Nếu đã khai quang thì phải thờ cúng đầy đủ và đặt ở những vị trí hợp phong thủy.
  • Nếu trưng tượng mà không muốn thờ cúng thì nên dùng bút lông gạch hình chữ thập (+) dưới đế của tượng. Khi không thờ tượng nữa thì nên mang lên chùa gửi tuyệt đối không đốt, vứt vào nơi ô uế.

Bình chọn bài viết

Trung bình phiếu 0 / 5. Tổng phiếu: 0

Chia sẻ bài viết ngay
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x