Bất cứ sự vật hay hiện tượng nào cũng có hai mặt, hai mặt của một vấn đề. Các tác phẩm suiseki thì có những quy tắc ràng buộc khắc khe, còn Biseki thì đơn giản dễ chịu hơn nhiều, không cầu kì. So sánh giữa hai tác phẩm, ta thấy mỗi cái một điều có cái hay riêng của nó và chắc chắc rằng còn tùy vào cảnh trí, còn tùy vào tâm trạng, còn tùy vào tâm hồn và nhất là còn tùy vào bản sắc văn hóa mà người thưởng ngoạn sẽ cảm nhận, thưởng thức, đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó đến mức nào.
Nội Dung Bài Viết
Nguồn gốc Biseki
Trung hoa chính là cái nôi của môn nghệ thuật chơi đá cảnh. Qua bản sắc văn hóa của một dân tộc cũng sẽ dể dàng nhận thấy màu sắc nghệ thuật của một dân tộc đó.
Đất nước Trung Hoa rộng qua nhiều miền khí hậu, kiến tạo địa chất khác nhau, có nhiều cảnh trí vô cùng tươi đẹp, con người Trung Hoa vốn rất thích thiên nhiên (có nhiều tác phẩm tranh sơn thủy nổi tiếng), thích ăn mặc đẹp với nhiều màu sắc rực rở, tính tình phóng khoáng, thoải mái.

Trung Hoa là nơi xuất xứ của môn nghệ thuật chơi đá cảnh cách đây hàng ngàn năm, cho đến nay thì không có trường phái nào (Suiseki hơn Biseki hay ngược lại) bởi lẽ, mõi một dân tộc có một bản sắc văn hóa mang màu sắc riêng của mình thì tất nhiên cũng sinh ra môn nghệ thuật với bản sắc đặc trưng của mình.
Không cầu kì nhưng tác phẩm của Gongshi (hay Qishi) – Biseki của họ thật độc đáo đến bất ngờ chả thua kém gì các tác phẩm suiseki của người Nhật, không muốn nói là đặc sắc hơn, đặc sắc hơn bởi tính đại chúng của chúng, tính phổ thông, ăn sâu vào lòng người, tính nội tâm hàm ý.
Do được mài giũa, trau chuốt đánh bóng nên yếu số hình dáng (do tạo dáng mà có) không được xem trọng mà chính cái chất liệu đá mới được đánh giá cao.
Nghệ nhân có thể chế tác bất cứ hình dáng uyển chuyển nào nhưng không thể tạo nên chất liệu đá, chính từ cái chất liệu đá đó đã tạo ra những hình ảnh, những hình ảnh, những màu đá, và những hình ảnh màu sắc đó lại như một bản sao của phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, thể hiện những hiện tượng thiên nhiên như phong ba bão táp, cuồng phong thịnh nộ, thể hiện những khung cảnh đồng quê… như những bức tranh vẻ sôi động của một họa sĩ lừng danh nào đó, điều bất ngờ là họa sĩ lừng danh đí chính là bà mẹ thiên nhiên (Bà Mẹ thiên nhiên tạo nên chất liệu đá).
Xem thêm: ☯️ Đá Moldavite Là Gì? 5 Công Dụng Mà Bạn Chưa Biết?
So sánh biseki và suiseki
Do tinh thần “Thiền” mà các tác phẩm Suiseki thường dùng các loại đá có màu sẫm tối, giúp cho người thưởng ngoạn chuyên tâm hơn đến nội hàm của nó chứ không phải chỉ có vẻ bề ngoài.
Ngược lại, không bị ràng buộc, tinh thần thoải mái, vẻ đẹp cả bên ngoài cũng như bên trong một tác phẩm Biseki giúp cho người thưởng ngoạn ở mọi giới, mọi dân tộc dễ dàng chiêm ngưỡng.

Bất cứ sự vật hay hiện tượng nào cũng có hai mặt, hai mặt của một vấn đề. Các tác phẩm suiseki thì có những quy tắc ràng buộc khắc khe, còn Biseki thì đơn giản dễ chịu hơn nhiều, không cầu kì.
So sánh giữa hai tác phẩm, ta thấy mỗi cái một điều có cái hay riêng của nó và chắc chắc rằng còn tùy vào cảnh trí, còn tùy vào tâm trạng, còn tùy vào tâm hồn và nhất là còn tùy vào bản sắc văn hóa mà người thưởng ngoạn sẽ cảm nhận, thưởng thức, đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó đến mức nào.
Có thể người Nhật tự hào rằng không cần màu sắc tưng bừng như những tác phẩm của Gongshi (hay Qishi) – Biseki, nhưng các tác phẩm Suiseki của họ có chiều sâu tâm hồn, có tiếng nói riêng cho dù khoác lên mình chiếc áo có màu sẫm tối, đen mực.
Còn người Trung Hoa thì ngầm nghĩ rằng cái nôi chơi đá nghệ thuật cho dù đến quốc gia nào, ở tận nơi đâu thì điểm xuất phát vẫn chỉ có một đó là Trung Hoa.
Riêng tôi nhận thấy không có trường phái nào hơn trường phái nào mà chỉ có tác phẩm nghệ thuật nào có thể làm sống lại một con người, đánh thức một tâm hồn, thổi sự sống vào cái chết, tái sinh sự suy tàn mới là tác phẩm hay nhất, mới là tác phẩm đẹp nhất, mới là tác phẩm vĩ đại nhất và tất nhiên mới là một tác phẩm bất hủ, thế thế mới đáng để cho người ta lưu truyền qua nhiều thế hệ.[1]
Kỹ thuật chế tác Biseki:

Xuất phát từ định nghĩa Biseki là gì:
- Đá được mài và đánh bóng để làm tăng vẻ đẹp của chúng
- Không cần có một hình dáng gợi cảm như Suiseki, mà cần hình dáng bắt mắt hiện lên bề mặt đá do chất liệu tạo thành. Dưới đây là các bước thực hiện việc chế tác một Biseki:
Việc chế tác biseki sẽ có các bước:
- Bước 1: là quá trình tạo dáng. Trước hết, chọn chủ đề ưng ý nhất làm phần trước của tác phẩm, chọn phần cần dấu (xấu) là phần đáy, ta có thể cắt bỏ phần đáy để tạo chân đứng, sau đó phá và tạo dáng nhẹ theo các đường cong, vết vỡ có sẳn trên viên đá. Việc gọt giũa thực hiện bằng lưỡi cắt hợp kim, với máy cầm tay hay cố định, có vòng xoay vừa phải, cùng với nước hoặc không nước tỳ vào ý thích của nghệ nhân.
- Bước 2: đánh bóng. Nhằm xóa sạch vết xước, tạo ra lớp bóng bằng các cở giấy nhám từ thô đến mịn. Tốc độ máy đánh có vòng quay từ chậm đến nhanh.
- Bước 3: làm chân đế. Làm đế cho tác phẩm biseki có phần dễ hơn suiseki là vì biseki có chân bằng phẳng và vững chắc là nhờ ta có thể cắt chân đá. Chọn một miếng gỗ thích hợp, cân đối với tỉ lệ, kích thước của viên đá. Có thể áp dụng tỉ lệ làm Daiza của suiseki. Cách làm tương tự như làm Daiza cho suiseki hặc có thể sáng tác thêm nhưng vẫn phải đảm bảo tính cân đối, hài hòa.
Cần lưu ý: vì mọi thao tác chế tác điều dùng các loại máy móc có tốc độ nên nghệ nhân cần phải:
- Đeo kính bảo vệ mắt
- Mang giày cách điện vì khi cắt phá hay đánh bóng phải làm ở môi trường ẩm ước
- Đảm bảo các thiết bị điện không bị rò rỉ điện
- Mang khẩu trang khi đánh bóng và chà nhám gỗ, phun véc ni.
Theo “Thường thức về nghệ thuật chơi đá cảnh Suiseki và Biseki”
Tác giả: Ninh Hữu Hiệp