Cá chép, đặc biệt là cá chép vượt vũ môn canxedon là một trong những hình ảnh được sử dụng nhiều trên các sản phẩm tượng đá như một biểu tượng của sự an lành, sung túc, thịnh vượng và may mắn.
Hãy cùng Ngọc Thạch Thảo tìm hiểu sự tích thú vị về cá chép vượt vũ môn hóa rồng để hiểu vì sao đây lại được xem là một hình ảnh may mắn nhé.
Sự tích về Cá chép vượt vũ môn
Tương truyền rằng ngày xưa nước từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong nước được ông Trời tạo ra đầu tiên và cũng chính là khởi nguồn của mọi thứ.
Sau này, vì bận bịu tạo ra người và vạn vật nên Trời không làm mưa gió nữa mà giao cho rồng – một sinh vật sống ở cõi trời nhiệm vụ bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm mưa.
Nhưng ngặt nỗi, số rồng trên trời quá ít nên không thể làm mưa đều khắp mọi nơi, cho nên ông Trời mới tổ chức một kỳ thi gọi là “thi rồng” để kén chọn những con vật ở trần gian có đủ tiêu chuẩn để trở thành một chú rồng.
Khi chiếu chỉ ban xuống dưới Thủy cung, vua Thủy tề đã loan báo cho tất cả các giống loài sống ở đó và chúng hăm hở dự thi. Cuộc “thi rồng” gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, có thể vượt qua cả ba vòng thì mới đủ tiêu chuẩn để được hóa rồng
Trong một tháng trời đằng đẵng, hầu như các loài thủy tộc đến thi đều bị loại vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng.
Con cá rô chỉ nhảy qua được một đợt sóng, và phải dừng lại ở đợt sóng thứ hai.

Con tôm thì nhảy qua được hai đợt, ruột gan, vây, vẩy, râu và đuôi đã gần hóa rồng. Nhưng khốn thay, đến đợt ba, lại đuối sức bị ngã nên lưng cong lại.
Đến lượt có một con cá chép vào dự thi, con cá này bản chất khá đặc biệt vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai quý.
Thần gió thấy sự lạ bay đến để xem nên gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao cũng trỗi dậy. Cá chép nhờ đợt sóng cao đưa lên, vượt một lần qua cả ba đợt sóng một cách dễ dàng rồi từ tốn nhả viên ngọc vượt qua Vũ Long Môn và hóa rồng.
Hình ảnh cá chép vượt vũ môn canxedon trở thành biểu tượng của sự can đảm, may mắn, thành công, chiến thắng cũng từ sự tích trên.
Bên cạnh đó, từ một loài cá bé nhỏ sống dưới nước, sau khi vượt qua được Vũ Long Môn, vẫy, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, hình dạng lại ra vẻ oai phong, rạng rỡ, cũng tượng trưng cho sự khát vọng của con người luôn muốn vươn lên đến tầm cao mới, nhưng chỉ những ai có được “viên ngọc quý” là sự kiên trì, nhẫn nại và không ngại khó khăn, gian khổ mới có thể đạt được thành công.
Vậy nên, hình ảnh cá chép vượt vũ môn caxedon cũng như một lời nhắc nhở mọi người phải luôn trau dồi, mài dũa những phẩm chất cao đẹp bên trong chính bản thân mình.
Cá chép vượt vũ môn canxedon phun nước làm cho đất đai mầu mỡ, cây cối xanh tươi, đem lại sức sống cho muôn loài.
Chính vì lẽ đó mà hình ảnh cá chép vượt Vũ Long môn cũng được xem là biểu tượng cho sự an lành và sung túc, thịnh vượng trong cuộc sống, may mắn về tài lộc trong kinh doanh, và thành công trong học hành, thi cữ.
Hình ảnh này cũng đã được sử dụng rất nhiều trong hội họa, điêu khắc, nghệ thuật gốm sứ,…
Đôi nét về đá canxedon tại Ngọc Thạch Thảo
Canxedon (cá chép vượt vũ môn canxedon) là một loại đá được tạo thành bởi thạch anh và các hạt moganit rất nhỏ và xen kết nhau. Thạch anh hay moganit đều có thành phần giống nhau nhưng cấu trúc tinh thể lại khác nhau, moganit là tinh thể đơn tà còn thạch anh lại là hệ tinh thể ba phương.
Đá Canxedon (cá chép vượt vũ môn canxedon) có màu khá mờ và ánh sáp, nhưng rất đa dạng về màu sắc, phổ biến nhất là xám xanh, trắng tới xám và nâu tới đen. Canxedon không hoàn toàn được gọi là đá quý mà là đá bán quý.
Đá mã não (Agat) cũng là một dạng của Canxedon nhưng có bề mặt gồm nhiều vân đồng tâm.
Canxedon (cá chép vượt vũ môn canxedon) còn được coi là lá bùa hộ mệnh, đặc biệt với những người mệnh thủy và theo quan niệm của người cổ xưa có ghi chép lại, Canxedon được coi là lá bùa hộ mệnh cho những người đi biển.
Canxedon (cá chép vượt vũ môn canxedon) mang trong nó tính nữ vừa ban tặng cuộc sống và đồng thời đầy mâu thuẫn. Người Mông Cổ xưa gọi những viên Canxedon màu xanh da trời được tìm thấy trong sa mạc Gobi là “đá niềm vui”.
Họ có niềm tin rằng chúng có khả năng xua đuổi nỗi buồn và thay vào đó là tâm trạng hứng khởi và vui vẻ.
Theo một số văn bản cổ của Ấn Độ ghi lại rằng loại đá này có ánh sáng của ý thức tinh khiết. Khi đeo trang sức bằng Canxedon màu xanh da trời, nó có khả năng loại trừ nổi sợ hãi và đem đến cho người sở hữu niềm tin vào sức mạnh của chính mình.
Trong một vài văn bản cổ tại Ấn Độ, đá được cho là mang tới năng lượng tinh khiết cho ý thức con người.