Tượng phật dược sư đá mã não không chỉ là vật phẩm của những tín đồ Phật giáo mà ngày nay nó còn là vật phẩm mang ý nghĩa phong thủy, được nhiều người yêu thích và sử dụng. Vật phẩm phong thủy này không chỉ thể hiện giá trị thẩm mỹ mà còn mang đến nhiều lợi ích cho người mang. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Đôi nét về đá mã não
Về bản chất, bạn có thể hiểu mã não là một dạng biến thể của thạch anh, chúng thuộc nhóm Chalcedony.
Các nhà khoa học đã tìm ra rằng, tuy có cùng cấu trúc hóa học tương tự như Thạch anh nhưng vi hạt trong mã não rất mịn. Vì vậy khi đem ra chế tác và sử dụng, những sản phẩm có chất liệu là mã não luôn bóng, mịn.
Ở thế giới tự nhiên, mã não được hình thành nên từ xác các loài động, thực vật như xương hóa thạch, gỗ hóa thạch… nhưng nhiều nhất vẫn là từ nguồn nham thạch núi lửa nguội.
Thế giới tự nhiên có vô số sự vi diệu, khi nguồn nham thạch núi lửa bị nguội lạnh nhanh thì chúng sẽ cuốn theo các tạp chất vào bên trong, đó có thể là đất, đá, các thứ tro, bụi… Qua thời gian chính các tạp chất này sẽ tạo nên những vân đá lấp lánh cho loại mã não.
Từ xa xưa người Ai Cập cổ đại vốn đã tin rằng Mã não là loại đá gắn với những quyền năng siêu phàm.
Họ thường chế tác ra những chiếc vòng đeo tay, dây chuyền, nhẫn… có chứa đá mã não để đeo và xua đuổi điều kém may mắn. Ngoài ra khi đi lại trên xa mạc, người Ai Cập cũng thường ngậm một viên mã não ở trong việc với hy vọng tránh được cơn khát nước.
Ở Châu Âu, người ta cho rằng đá mã não chính là biểu tượng của sức khỏe của sự vạn thọ.
Vì vậy nam giới châu Âu thường đeo trên tay một chiếc nhẫn bạc có mặt đá mã não. Chúng giúp cho phái mạnh trở nên nam tính và quyến rũ hơn trong mắt các cô gái.
Đá mã não còn là biểu tượng của cung Kim Ngưu ở trong 12 cung hoàng đạo.
Ý nghĩa phong thủy của tượng phật dược sư đá mã não
Đức Phật Dược Sư (Tượng phật Dược sư đá Mã não) là giáo chủ thế giới Tịnh lưu ly ở phương Đông.
Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật,

Ngài trụ ở thế giới Tịnh lưu ly, trang nghiêm như thế giới Cực lạc
Trong truyền thống Phật giáo, vị thầy chữa bệnh nguyên thủy và đầu tiên là đức Phật. Thường được gọi là Đức Phật Dược Sư, chính đức Phật Dược Sư đã tiết lộ các bài pháp thiêng liêng được gói ghém trong những bài kinh được gọi là Tứ Mật Y.
Tất cả y thuật của Phật giáo đều bắt nguồn từ bộ kinh thiêng liêng nầy.
Như đã giải thích , đức Phật Dược Sư một lần đã ngồi thiền định, và xung quanh các vị đệ tử gồm có các vị y sĩ, các vị thông thái, thiên vương và các vị Bố Tát, tất cả đều ước muốn học hỏi về phương pháp chữa bệnh.
Tất cả đều lặng người bởi hào quang sáng rỡ trang nghiêm của đức Phật, mà không dám mở lời.
Biết được nguyện vọng của họ, đức Phật Dược Sư(Tượng phật Dược sư đá Mã não) đã phát ra hai ánh hào quang, ánh hào quang thứ nhất là lời thỉnh cầu học pháp, và ánh hào quang thứ hai giảng giải về pháp nầy.
Nhờ vậy, bài kinh nầy được nói ra, và đức Phật Dược Sư giải thích những chứng bệnh khác nhau về thân cũng như tâm, giảng về nguyên nhân của chúng, sự chẩn đoán bệnh tình, và cách chữa trị.
Mặt khác, đức Phật hiểu rõ nguyện vọng của các đệ tử mà không cần họ phải nói ra, việc nầy cho thấy lòng từ bi vô hạn của đức Phật đối với các đệ tử.
Thật vậy, các thầy chữa bệnh như đức Phật được gọi là những vị đại y sĩ không những chỉ vì khả năng chữa lành bệnh mà còn là vì lòng từ bi và trí tuệ để chẩn đoán và chữa trị tận gốc rễ của căn bệnh, dù là thân bệnh hay tâm bệnh.