Phong cảnh tùng đá cẩm thạch vân.
Mỗi chủ đề cây cỏ tự nhiên trong đá điêu khắc đều mang những ý nghĩa phong thủy khác nhau. Nếu hoa sen đại diện cho sự tĩnh tâm, hoa mai tượng trưng cho sự thuần khiết, mẫu đơn gợi nhắc về sự phú quý, thì biểu tượng của sự vững chãi, kiên cường chính là cây tùng.
Đây cũng là một trong những chủ đề người chơi đá ưa chuộng. Và trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí thêm cho bạn những ý nghĩa khác khiến phong cảnh tùng đá cẩm thạch vân trở thành sự lựa chọn phổ biến của mọi nhà!
Ý nghĩa của phong cảnh tùng đá cẩm thạch vân

Trong tự nhiên, hiếm loài cây nào có sức sống mãnh liệt như tùng. Người ta luôn nhắc về nó với cái tên “Chúa Trùm Thảo Mộc” bởi sự kiên cường, dễ sống trong cả những điều kiện khắc khổ và cằn cỗi nhất.
Với dáng vẻ khỏe khoắn nhưng cũng đầy thanh lịch, tao nhã, người ta thường khắc họa hình ảnh của cây tùng trên các sản phẩm gốm sứ cũng như mang vào nghệ thuật phù điêu.
Trong phong thủy, cây Tùng còn được xem là tượng trưng cho khí tiết của người quân tử bởi sự cứng cỏi và sức sống mãnh liệt.
Bên cạnh đó, ông bà ta ngày xưa vẫn thường tâm niệm tùng là một loài cây linh thiêng khi có thể xua đuổi tà ma và trấn áp những nguồn năng lượng xấu. Dân gian còn truyền miệng nhau rằng, nếu ăn được quả cây này còn có thể trường sinh bất lão.
Thế nên, ở một số nơi, đến bây giờ người ta vẫn còn định nghĩa phong thủy rằng loài cây này mang đến sự trường thọ
Thiên Nhai Minh Nguyệt
Thiên Nhai Minh Nguyệt là một bức tượng rất được ưa chuộng bởi sự kết hợp của mặt trăng hình tròn ngụ ý viên mãn đích thực, cho đến cây tùng là biểu tượng của sức sống tràn đầy và chim hạc mang đại diện cho sự tao nhã, dịu dàng.
Bên cạnh đó, phong cảnh tùng cẩm thạch vân còn có một ý nghĩa khác trong phong thủy là sự thương nhớ. Ấy vậy nên có nhiều người đã trồng loài cây này bên phần mộ của người thân trong gia đình nhằm mong muốn con cháu được hưởng phúc đức từ tổ tiên. Nó cũng là lý do mà nhiều người vẫn dùng nó làm tượng đặt gần nơi thờ cúng tổ tiên.