Tượng phật thích ca ngồi đá cẩm thạch Nephrite không chỉ là biểu tượng của Phật giáo mà còn có ý nghĩa phong thủy với những triết lý nhà phật mang lại nhiều may mắn và bình an cho người sở hữu
Đôi nét về đá cẩm thạch
Đá cẩm thạch là một trong số các loại đá phong thủy, được sử dụng nhiều nhất ở phương đông. Đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam.
Đối với những tinh thể trong suốt ít tạp chất (ngọc cẩm thạch) chúng được sử dụng để chế tác thành đồ trang sức, những loại còn nhiều tạp chất… chúng được sử dụng chế tác thành vật phẩm phong thủy hoặc được sử dụng trong kiến trúc nhằm tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà và thu hút vượng khí.
Là loại đá đa khoáng đươc hình thành dưới dạng dioxy biến chất, là danh từ chung để chỉ hai loại đá quý Ngọc Jadeite và Ngọc bích – Nepherite. Loại đá này phân bố nhiều nhất ở Myanmar, Nga, Trung Quốc.
Đá cẩm thạch được tạo thành từ nhiều hạt và sợi nhỏ, có độ cứng trung bình từ 6,5 đến 7 tính trên thang độ cứng MOH.
Tuy nhiên, chúng lại có độ dai chắc hơn cả nên có thể dễ dàng cắt mỏng và chế tác thành nhiều loại trang sức khác nhau như mặt dây chuyền, vật phẩm phong thủy đặc biệt là chế tác thành tượng đạt ma cẩm thạch rất được ưa chuộng hiện nay.
Cẩm thạch được coi là một loại “NGỌC”, người xưa quan niệm có thể mang đến cho người đeo sự may mắn, sức khỏe và tài lộc. Vật phẩm được sử dụng nhiều như tượng đá Tỳ Hưu ngọc cẩm thạch hay tượng đạt ma cẩm thạch.
Cũng giống như các loại đá quý khác, nó mang một nguồn năng lượng dương dồi dào. Vì thế, khi mang bất kỳ một món trang sức được làm từ cẩm thạch bạn sẽ được tiếp thêm nguồn động lực, mạnh mẽ, lạc quan trong cuộc sống.
Người phương Đông nói chung và trung hoa cổ nói riêng quan niệm, tượng đạt ma cẩm thạch có thể giúp con người cải thiện sức khỏe.
Ý Nghĩa của tượng phật thích ca ngồi đá cẩm thạch Nephrite
Tượng Phật Thích Ca ngồi đá cẩm thạch Nephrite ngự trên đài sen là một ý nghĩa tượng trưng siêu thực.
Bởi vì hoa sen được biểu thị cho đức tánh thanh tịnh và giải thoát. Hoa sen phát xuất trong lòng vũng bùn nhơ nhớp, mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết.

Đó là đặc tính không thể tìm được trong các loài hoa khác.
Nằm giữa vũng bùn nhơ nhớp, mà không bị lây nhiễm mùi hôi hám, trái lại còn đầy đủ hương vị thơm tho, đó mới thật là thanh tịnh. Vì cái thanh tịnh ngay giữa chỗ ô uế, mới chơn thật thanh tịnh.
Nếu hoa sen mọc giữa bãi cát trắng phau, hay trên gò đất khô sạch sẽ, dầu có hương sắc gấp mấy lần hơn vẫn không được quý trọng. Bởi nó chui từ vũng bùn hôi hám mà lên, lại giữ được tánh cách thanh khiết, nên mới được mọi người hâm mộ
Đức Phật Thích Ca cũng thế, trước kia Ngài cũng là một con người như chúng ta, cũng có gia đình, cũng hưởng giàu sang sung sướng, nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm, không bị sợi dây gia đình trói buộc.
Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn Ngài trinh bạch, ngồi trong tù ngục gia đình mà chí Ngài đã vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông. Đức tánh trinh bạch và siêu việt ấy, chỉ có hoa sen mới đủ sức tượng trưng.
Đôi mắt đức Phật Thích Ca (tượng phật thích ca ngồi đá cẩm thạch Nephrite) đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ.
Tâm mình là chủ nhân ông của mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhơn sinh. Vì thế, Phật giáo chủ trương con người làm chủ mọi quả báo an lạc hay đau khổ của mình.
Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình. Một tâm niệm lành, một hành động tốt sẽ đến cho ta kết quả an vui hạnh phúc. Ngược lại, một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ chuộc lấy kết quả khổ đau về nơi mình.
Chỉ có ta mới đủ thẩm quyền ban phúc giáng họa cho ta. Sự cầu cạnh, sự van xin nơi tha nhân hay thần linh, nếu có chỉ là phần phụ thuộc không đáng kể. Cho nên, ta phải quán sát lại ta, để luyện lọc tâm tánh và sửa đổi hành động của mình.
Ách yếu của sự tu hành là phản quán tự tâm