Thời xưa, các vương hầu muốn cống tiến vật phẩm cho hoàng đế để lấy lòng tin thường sử dụng biểu tượng chim hạc, được gọi là “nhất phẩm điểu” hay là “nhất phẩm đương triều”.
Hình dáng gỗ lũa gỗ hương chim hạc đứng trên phiến đá trước sóng triều ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm.
Nội Dung Bài Viết
Ý Nghĩa Của Hình Tượng Gỗ Lũa Gỗ Hương Chim Hạc
Hạc (gỗ lũa gỗ hương chim hạc) đang bay vút lên lên trời đại diện cho một thế giới bên kia tốt đẹp, phiêu du.
Do khi ai đó chết đi, linh hồn của người ấy sẽ ngồi trên lưng hạc và được hạc trở lên thiên đường.
Bởi vậy trong đám tang của người Hoa, chim hạc hay được đặt ở giữa nắp áo quan.

Hình ảnh gỗ lũa gỗ hương chim hạc thấp thoáng giữa những đám mây lại mang ý nghĩa về tuổi thọ, sự uyên bác và sáng suốt, cũng như cuộc sống vương giả.
Hình ảnh này còn hàm ý chủ nhân đang vươn đến một vị trí cao, đầy quyền lực hơn.
Với những chú hạc đang nô đùa xung quanh những cây thông, đại diện cho sức chịu đựng dẻo dai, kiên cường của gia chủ để có được cuộc sống danh tiếng, giàu sang.
Món quà mừng tặng cho cha mẹ có thể là một tác phẩm nghệ thuật có hình hai chú hạc trắng nép mình vào nhau giữa nhánh cây thông.
Hình ảnh tượng trưng cho ước nguyện về một cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm, và cho sự tiếp nối truyền thống các bậc tiền bối bảo vệ hạnh phúc gia đình
Chim hạc trắng có lông đỏ trên đỉnh đầu sẽ mang đến một sự hài hòa tuyệt vời cho gia đình và giúp cho mối quan hệ giữa các thành viên luôn bền vững.
Cách Bài Trí Gỗ Lũa Gỗ Hương Chim Hạc Trong Phong Thủy
Trong phong thủy, việc đặt gỗ lũa gỗ hương chim hạc ở mỗi hướng khác nhau sẽ mang đến ý nghĩa riêng:
- Hướng Nam: sẽ đem lại nhiều cơ hội tốt.
- Hướng Tây: đem lại sự may mắn cho con cái của bạn
- Hướng Tây Bắc: là hướng nên chọn nếu gia đình bạn là tộc trưởng.
- Hướng Đông: có lợi cho con trai và cháu trai.
Các tấm bình phong với hoa văn in hình con hạc, được xem là vật trấn phong thủy khá tốt, giúp bạn chặn đứng những điều không may có thể lọt vào nhà.
Những khu vực không nên trưng gỗ lũa gỗ hương chim hạc như: phòng bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh. Ngoài ra, có thể bày hạc ở phòng ngủ, phòng ăn và phòng khách.
Đôi nét về gỗ hương tại ngọc thạch thảo
Theo Wikipedia, cây gỗ hương có tên gọi khác là giáng hương (hoặc dáng hương), là một loại cây rừng tự nhiên thuộc họ Đậu có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus. Loại cây này có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á. Sau đó hạt giống được nhập khẩu và trồng tại Đông bắc Ấn Độ và vùng biển Caribe.
Tại Việt Nam, cây gỗ giáng hương được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh. Loại cây này ưa sáng nên thường mọc ở độ cao từ 100-800m trong các khu rừng thưa.
Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ẩm ướt, trên đất xám hoặc đất đỏ bazan. Tuy nhiên, nó vẫn có khả năng sống được trong môi trường đất nghèo dinh dưỡng. Khả năng tái sinh hạt kém, nhưng tái sinh chồi thì lại khá mạnh.
Đặc điểm: Gỗ khi để mộc có mùi thơm nhẹ, màu đỏ, thớ gỗ mịn, đặc. Tom và xớ rất nhỏ.
Cách nhận biết: Mặc dù gỗ màu đỏ nhưng lấy mùn gỗ ngâm vào nước ấm tầm 1-2 tiếng sau nước sẽ đổi sang màu xanh như nước chè.
Khi đi xem mộc, các bạn lấy giấy ráp (giấy nhám) đánh phần chân ghế hoặc mặt dưới của bàn cho ra mùn gỗ.
Lấy mùn gỗ ngâm vào nước sẽ thấy nước chuyển màu xanh như màu nước chè.