Hai linh vật Rồng và Phượng (Long Phụng) là cặp biểu tượng phong thủy tốt lành, có truyền thống lâu đời trong văn hóa phương Đông.
Long Phụng gỗ hương trong phong thủy được cho là có tác dụng thu hút may mắn trong vấn đề tình duyên, cải thiện mối quan hệ vợ chồng trở nên hài hòa, qua đó hôn nhân và tình yêu đôi lứa trở nên hạnh phúc hơn. Như vậy, chuyên gia phong thủy đó tư vấn cho bạn là hoàn toàn chính xác.
Ý Nghĩa Phong Thủy của cặp bình Long Phụng Gỗ Hương
Khi nói về phong thủy trong hôn nhân gia đình nói riêng và tình yêu đôi lứa nói chung, có rất nhiều phương pháp phong thủy giúp mối quan hệ tình cảm giữa người nam và người nữ trở nên hài hòa, viên mãn.
Và một trong những cách thức truyền thống lâu đời nhất, cũng có thể nói là tốt nhất, đó là bài trí hình tượng Rồng và Phượng phong thủy, hay còn gọi là “long phụng sum vầy”. (long phụng gỗ hương)
Sức mạnh của loài Rồng trong phong thủy có thể nói là vô hạn, biểu tượng Rồng phong thủy được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống như công việc, tình yêu, hôn nhân.
Trong thời đại phong kiến, Rồng là biểu tượng của hoàng đế tối cao, mang sức mạnh “dương”, đại diện cho người đàn ông.
Trong khi đó, biểu tượng chim Phượng Hoàng – chúa tể của các loài chim, tượng trưng cho cái đẹp và sự vĩnh cửu. Ngược lại với Rồng, Phượng Hoàng mang sức mạnh âm, đại diện cho người phụ nữ.
Theo triết học phương Đông, sự hòa hợp Âm-Dương của hai linh vật tối cao này là biểu tượng tuyệt vời cho sự viên mãn trong tình cảm nam nữ.
Người xưa cũng thường ca ngợi vẻ đẹp của cặp đôi long phụng gỗ hương, như khi nói về điều gì đẹp đẽ thường nói “đẹp như Rồng bay Phượng múa”.

Hay như các bậc vua chúa xưa thì dùng kiệu Rồng, vương phi thì dùng kiệu Phượng ( tức đòn kiệu có hình Rồng, hình chim Phượng).
Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc là khi mối quan hệ giữa đôi bên trở nên hài hòa, người chồng và người vợ hoàn thành vai trò và trách nhiệm của mỗi người, yêu thương, hiểu và tôn trọng lẫn nhau.
Hình ảnh cặp đôi như vậy rất giống Long Phụng sum vầy, Rồng Phượng quấn quýt bên nhau.
Trong lịch sử, tạo hình Rồng và Phượng rất đa dạng với nhiều mẫu mã, vật liệu khác nhau, chúng từng là mô típ truyền thống gắn liền với vua chúa.
Tạo hình long phụng thường xuất hiện trên quần áo, trang sức, đồ gốm, tượng đá…
Ngày nay, motif này vẫn giữ nguyên được bản sắc truyền thống lâu đời, tuy nhiên việc tạo hình có phần khác đi đôi chút, điều này tùy thuộc vào sở thích của nhà thiết kế, các nghệ nhân, như hình tượng có phần phá cách, chất lượng sản phẩm tốt hơn, tinh xảo hơn, vật liệu dùng để chế tác đa dạng hơn và đặc biệt có rất nhiều mức giá cho bạn lựa chọn.
Để tăng cường may mắn trong tình yêu và hôn nhân, hãy bài trí long phụng gỗ hương ở cung tình duyên của căn nhà.
Lưu ý rằng việc bài trí phong thủy phải mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, có rất nhiều hình tượng phong thủy cho bạn lựa chọn, không nhất thiết phải là long phụng gỗ hương
Vì vậy, nếu bạn không thích cặp long phụng gỗ hương , hãy chọn cho mình biểu tượng khác phù hợp hơn, tránh trường hợp bài trí biểu tượng phong thủy chỉ vì một ai đó khuyên bạn làm vậy.
Đôi nét về gỗ hương tại ngọc thạch thảo
Theo Wikipedia, cây gỗ hương (long phụng gỗ hương) có tên gọi khác là giáng hương (hoặc dáng hương), là một loại cây rừng tự nhiên thuộc họ Đậu có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus. Loại cây này có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á. Sau đó hạt giống được nhập khẩu và trồng tại Đông bắc Ấn Độ và vùng biển Caribe.
Tại Việt Nam, cây gỗ giáng hương được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh.
Loại cây này ưa sáng nên thường mọc ở độ cao từ 100-800m trong các khu rừng thưa. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ẩm ướt, trên đất xám hoặc đất đỏ bazan.
Tuy nhiên, nó vẫn có khả năng sống được trong môi trường đất nghèo dinh dưỡng. Khả năng tái sinh hạt kém, nhưng tái sinh chồi thì lại khá mạnh. (long phụng gỗ hương)
Đặc điểm: Gỗ khi để mộc có mùi thơm nhẹ, màu đỏ, thớ gỗ mịn, đặc. Tom và xớ rất nhỏ.
Cách nhận biết: Mặc dù gỗ màu đỏ nhưng lấy mùn gỗ ngâm vào nước ấm tầm 1-2 tiếng sau nước sẽ đổi sang màu xanh như nước chè.
Khi đi xem mộc, các bạn lấy giấy ráp (giấy nhám) đánh phần chân ghế hoặc mặt dưới của bàn cho ra mùn gỗ. Lấy mùn gỗ ngâm vào nước sẽ thấy nước chuyển màu xanh như màu nước chè.