Tượng Đạt Ma Sư Tổ: Ý Nghĩa và Cách Bày Trí 2023

Tượng Đạt Ma Sư Tổ: Ý Nghĩa và Cách Bày Trí 2023

Bạn không khó để nhận ra rằng rất nhiều gia đình hiện nay đang thờ cúng và bày trí tượng Đạt Ma sư tổ. Đây không đơn giản chỉ là một trong những nghệ thuật để tạo sự phá cách cho ngôi nhà mà tượng còn có nhiều ý nghĩa tâm linh khác theo phong thủy. Vậy tượng Đạt Ma có ý nghĩa gì?  Những lý giải dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về điều này.

Tìm Hiểu Thêm Về Cuộc Đời Đạt Ma Sư Tổ

Xuất thân của Đạt Ma Sư Tổ

Ðạt Ma thiền sư (? – 536), nguyên quán Thiên Trúc, Ấn Ðộ, là con thứ ba của Hương Chí Quốc Vương (Bà La Môn), thuộc dòng họ Xát Ðế Lợi. Tuy con nhà quyền quý, cao sang, nhưng người không hề ham muốn lối sống phù phiếm xa hoa, nên bỏ nhà đi tu, theo một vị cao tăng bên Phật giáo là Bát Nhã Ða La tôn giả.

Trên 2500 năm về trước, Ðức Thích ca đã sáng lập ra Phật Giáo, và Người là vị giáo chủ đầu tiên. Sau khi nhập diệt, đệ tử của ngài là Ca Diếp lên nối ngôi vị. Sau đó dòng truyền thừa của Phật giáo lần lượt qua tay các tổ A-Nan, Thương Na Hòa Tu, Ưu-Ba-Cấp-Ða, Ðề Ða-Ca, Di-Gia-Ca… khi truyền tới tổ Bát Nhã Ða La là đời thứ 27 và Bồ Ðề Ðạt Ma là vị tổ thứ 28.

Phật giáo Ấn Ðộ ở thời kỳ Bát Nhã Ða La tôn giả làm chủ trì, không mấy phát triển, bởi vì căn tánh người Ấn bấy giờ chưa được thành thục. Cho nên Bát Nhã Ða La tôn giả đã phái Ðạt Ma qua Ðông thổ để truyền pháp. Vì Phật Giáo bên đó đi sai phương hướng, hơn nữa Ngài cũng nhận định rằng căn tánh người Trung Hoa lúc ấy đã tới độ chín mùi.

Kể từ hồi thế kỷ thứ nhất, vào thời Ðông Hán, đời vua Minh đế niên hiệu Vĩnh Bình, Phật Giáo Ân Ðộ đã bắt đầu du nhập vào đất Trung Hoa, nhưng phần lớn chỉ giới hạn trong hàng vua chúa quan lại và dừng ở mức độ dịch thuật kinh sách Phạn ngữ sang Hán tự mà thôi, hơn nữa ở thời kỳ đầu Phật Giáo chỉ được coi là thứ tôn giáo ngoại lai, chứ chưa được đưa lên hàng quốc giáo.

Sau này Ðạt Ma chuyển qua đất Trung Hoa để hoằng dương đạo Phật, cho nên Ðạt Ma đã trở thành vị thủy tổ của Phật Giáo Trung Quốc nói riêng và cho cả vùng Ðông Nam Á nói chung. Người ta còn tôn Ðạt Ma là “Thiền tông đệ nhất tổ”.[1]

Xem thêm : [Giải Mã?] 5 Ý Nghĩa Hồ Lô Phong Thủy Và Cách Bày Trí

Sự Tích Đạt Ma Sư Tổ Qua Sông

Vào thời kỳ Nam Bắc triều phân tranh, ý thức và tư tưởng của Lão Trang tử phát triển rộng khắp. Vào hồi Nam triều đời vua Lương Võ đế niên hiệu Phổ đạo, Ðạt Ma đã ngồi thuyền tới Trung Hoa và cập bến Quảng Châu, nên thành Quảng Châu còn được gọi là “Tây lai sơ địa” dể đánh dấu việc đặt chân lên bờ của Ðạt Ma tổ sư khi ngài mới từ bên Tây Vực qua.

Dân Quảng Ðông lúc hồi đó thấy Ðạt Ma người đen như củ súng, lại râu tóc bờm xờm nên đã gọi ngài là “Ma la xát” và ngày nay người Quảng vẫn dùng câu đó để chỉ người Ân Ðộ.

Sự Tích Đạt Ma Sư Tổ Qua Sông

Sau đó Ðạt Ma tới Kim Lăng. Lương vũ Ðế Tiêu Khản đã thân hành tiếp đãi người, tuy rằng Tiêu Khản là vị vua rất ngoan đạo và có nhiều cống hiến to lớn đóng góp cho Phật giáo bấy giờ, song vì quá nặng về phần gíáo lý theo kinh sách, cho nên Ðạt Ma cảm thấy cơ duyên không hạp nên ngài đã bỏ đi.

Ðịnh lên phía Bắc, nhưng lúc bấy giờ nước sông Trường Giang đang lên to, lại không có thuyền nên ngài đã ngắt một nhánh cỏ lau đặt xuống mặt nước và đặt chân lên, cứ thế rẽ sóng vượt con nước qua bờ ngạn bên kia như thể đi trên đất bằng.

Những thường dân Trung Hoa đứng hai bên bờ sông lúc bấy giờ trông thấy cảnh tượng kỳ lạ như vậy cho là Bồ Tát đã giáng thế. Ðó là sự tích Ðạt Ma sư tổ đạp nhánh cỏ lau, vượt sóng qua sông.

Xem thêm: 5 Ý Nghĩa Của Thiềm Thừ Mang Lại Tài Lộc Mà Bạn Chưa Biết ?

Đạt Ma Sư Tổ Ngồi Thiền Đến Độ Chim Làm Tổ

Sau khi vượt sông Trường Giang, Ðạt Ma đã đi lên miền núi Tung Sơn, thuộc tỉnh Hà Nam, ở nơi ấy có ngôi chùa Thiếu Lâm. Thiếu Lâm tự được kiến tạo vào năm 496. Bạt Ðà là một vị cao tăng từ Thiên Trúc qua, rất được ông vua bấy giờ là Hiếu Văn Ðế trọng đãi, đã khai sáng ra ngôi chùa này, và người đã truyền dạy pháp môn tu tự giải thoát tiểu thừa tại nơi đây.

Ba mươi năm đó, Bồ Ðề Ðạt Ma cũng lên tới đây, song người chỉ truyền dạy môn thiền mà thôi. Thiền Tông chủ trương “Bất lập văn tự, dĩ tâm truyền tâm” và “Trực chỉ nhâm tâm, kiến tánh thành Phật”.

Đạt Ma Sư Tổ Ngồi Thiền Đến Độ Chim Làm Tổ

Sau đó người đã vào “diện bích” trong động Thiếu Thất ở ngọn Ngũ Nhũ Phong liền trong 9 năm và người đã thành tựu sự truyền thừa của môn thiền tại nơi đây. Cho nên Thiếu Lâm tự còn được mệnh danh là “Ðình tổ của thiền tông” và Thiếu Thất động được gọi là “Ðạt Ma động” và được xếp hạng văn hiến lịch sử.

Trong những năm tháng xoay mặt vào vách đá ngồi thiền định, loài chim đã bay đến làm ổ trên mình mà ngài không hề hay biết. Qua đó đủ thấy thiền công thâm hậu của Người. Người thời bấy giờ gọi Ðạt Ma là “Bích quán la môn”.

Ngày nay bên Trung Hoa có pháp môn thiền rất nổi tiếng gọi là “Ðạt Ma diện bích công” được đông đảo người ưa thích và hâm mộ. Ðạt Ma đã từng thâu tóm pháp này trong mấy câu như sau:

Ngoại chỉ chư duyên,
Nội tâm vô suyễn,
Tâm như tường bích,
Khả dĩ nhập đạo.

Nghĩa rằng:  ngoài bặt các duyên, trong không vọng niệm, tâm như tường đá, sẽ vào được đạo.

Ngoài ra Người cũng hằng dạy cho các đệ tử phải luôn giữ theo 4 hạnh là: báo oán hạnh, tùy duyên hạnh, xướng pháp hạnh và vô sở cầu hạnh, cốt dùng để đối trị và giữ lòng bình thản trước mọi chướng duyên có thể diễn ra trong quá trình tu tập thiền định.

Bởi thế, người đời cũng cho rằng: “Bích quán tứ hạnh, Vi Ðạt Ma chi đạo”.

Truyền Thuyết Đạt Ma Sư Tổ Và 1 Chiếc Giày

Trong thời gian Ðạt Ma ở núi Tung Sơn, Ngài đã thu nhận được một đệ tử là pháp sư Thần Quang, sau cho cải pháp danh là Huệ Khả. Câu chuyện được truyền tụng như sau:

Diêm Vương sai quỷ vô thường đi tìm pháp sư Thần Quang, Thần Quang biết là thọ hạn của mình đã tới, vội đi tìm Ðạt Ma để xin học pháp liễu sanh tử.

Khi đó Ngài đang sửa soạn ngồi thiền, sau khi nghe hết ý định của Thần Quang Ngài chỉ quay đầu lại nhìn một cái đoạn mặc nhiên đi vào cuộc thiền định. Thần Quang vì thành tâm cầu pháp đã kính cẩn quỳ gối bên Người để chờ đợi.

Truyền Thuyết Đạt Ma Sư Tổ Và 1 Chiếc Giày

Vào một ngày mùa đông tuyết lạnh 9 năm sau đó, Ðạt Ma đã xuất định, khi nhìn thấy Thần Quang vẫn còn quỳ gối kế bên, người rất cảm động và ưng thuận cho làm đệ tử. Sau này Huệ Khả đã được Ðạt Ma truyền cho pháp y và 4 cuốn kinh Lăng gia để nối tiếp dòng truyền thừa của Thiền Môn.

Sau ngày viên tịch, các đệ tử đã đưa di hài của Ðạt Ma về an táng ở dưới chân núi Hùng Nhĩ Sơn, ở tỉnh Hà Nam. Sau đó, Bửu Tháp tàng trữ linh cốt Ðạt Ma cũng được xây cất lên ở nơi đó. Lại có một truyền thuyết nói rằng, sau khi đã thị tịch 3 năm, có người vẫn thấy Ðạt Ma đang ung dung đi trên đường.

Lúc ấy Người bước đi chân không, một bên tay cầm cây thiền trượng, còn bên tay kia đang cầm lơ lửng một chiếc giầy

. Hỏi rằng: -Người đi đâu đó? – thì trả lời rằng đi về Tây Thiên. Chuyện Ðạt Ma còn sống làm mọi người kinh ngạc và không tin, họ đã cùng nhau khai quật mồ Ðạt Ma và duy chỉ tìm thấy có một chiếc giầy mà thôi!

Ðó là chuyện Ðạt Ma sư tổ mang chiếc giầy trở về Tây Thiên.[2]

Đạt Ma Sư Tổ Ngày Hôm Nay

Trong khu vực lăng mộ của Ðạt Ma, có tấm bia đá lớn, trên ghi những lời của Lương Võ đế Tiêu Khản đã ca tụng Ðạt Ma và những công đức của Người. Truyện kể, khi xưa, vì làm Người phật ý bỏ đi, vua Tiêu Khản rất hối hận, đã cho kẻ hạ thần đuổi theo, để thỉnh Người về, nhưng đã muộn vì Người đã quá giang sang tới nước Ngụy. Sau khi Ðạt Ma viên tịch, Lương Võ Ðế cho xây lên tấm bia thạch nói trên để kỷ niệm Người.

Ngày nay, trên chùa Thiếu Lâm, trong ngôi “Thiên Phật Ðiện” có đặt thờ một phiến đá rầt quý và linh thiêng, đó là tấm “Diện bích ành thạch”, đá cao ngoài thước tây, trên mặt đá có những đường chấm phá tự nhiên như bức tranh thủy mặc, miêu tả đầy đủ hình dong tướng mạo của Ðạt Ma.

Đạt Ma Sư Tổ Thiếu Lâm Tự
Đạt Ma Sư Tổ Thiếu Lâm Tự

Theo truyền thuyết, trong suốt quá trình 9 năm trường ngồi ngó vách nhập định, hình hài Ðạt Ma đã được phóng xạ và ghi tạc lên phiến đá. Nghe nói, nếu ai có duyên may mắn, được kề cận bên tấm đá linh thiêng này để ngồi thiền, sẽ dễ dàng nhập được vào cuộc định, tựa như đã tiếp nhận được sự gia trì của Ðạt Ma Thiền Sư vậy.

Ngày nay hàng năm nhằm ngày mồng 5 tháng 10 âm lịch là ngày kỷ niệm Bồ Ðề Ðạt Ma giáng sanh.

Xem thêm: 5 Ý Nghĩa Ve Sầu Phong Thủy Biểu Tượng Của Sự Bất Tử?

Ý Nghĩa Tượng Đạt Ma Sư Tổ Trong Phong Thủy

Vậy tượng Đạt Ma có ý nghĩa gì? Tượng Đạt Ma được đặt trong nhà nhằm mục đích trấn trạch nhà và tránh tà ma ngoại đạo xâm nhập, giúp loại bỏ những năng lượng xấu vào trong nhà, sinh năng lượng tốt, gia đình êm ấm, làm ăn phát đạt.

Ngoài ra tượng Ma Đạt được thể hiện ở nhiều thế (khuôn mẫu) khác nhau, vì vậy với mỗi thế sẽ mang tới một ý nghĩa biểu tượng nhất định, cụ thể như:

– Hình ảnh tượng Đạt Ma sư tổ với 1 chiếc giày: theo truyền thuyết thì sau 3 năm thị tịnh thì người ta thấy Đạt Ma đi trên đường bằng chân không, 1 tay cầm 1 chiếc giày còn 1 tay cầm cây thiền trượng.

Cây thiền chính là biều tượng của sự giác ngộ, còn chiếc giày chính là biểu tượng cho cõi đời đến – đi. Sở dĩ ngài chỉ mang 1 chiếc giày là vì con người chỉ là cát bụi, khi chết đi rồi nhưng sẽ vẫn còn dấu vết, tùy duyên mà dấu vết đó sẽ hiện hữu hoặc biến mất, ý muốn nhắc nhở người đời rằng muốn siêu thoát thì phải giác ngộ.

Hình ảnh tượng Đạt Ma sư tổ với 1 chiếc giày
Hình ảnh tượng Đạt Ma sư tổ với 1 chiếc giày

– Tượng Đạt Ma khuất thực: khuất thực là một nét đặc sắc trong Phật giáo, tức là người tu hành sẽ đi xin thực vật của người đời để nuôi thân. Hình ảnh này mang ý nghĩa dăn dặn con người phải sống phải tu tâm, dưỡng tính, tuyệt đối không được vì những cái lợi trước mắt mà đánh mất đi giá trị của chính mình.

– Tượng Đạt Ma quá hải: khi tư tưởng đạo giáo của Đạt Ma và Vũ Đế không tương hợp nên Đạt Ma đã cáo từ Vũ Đế, khi qua dòng sông, ngài ngắt 1 nhành cỏ đặt xuống dòng sông Trường Giang đang chảy cuồn cuộn, rồi cứ thế đặt chân lên đi như đi trên mặt đất. Hình ảnh này là biểu tượng của sự ngộ phật tính cao, ý chí kiên định và luôn vững vàng.

Hình ảnh: Tượng Đạt Ma quá hải
Hình ảnh: Tượng Đạt Ma quá hải

– Tượng Ma Đạt thế võ: khi sang Trung Quốc đề truyền giáp phật pháp, Đạt Ma nghĩ rằng điều này có thể gặp phải ý kiến bất đồng với người dân bản xứ, dễ bị xung đột. Vì thế ngài vừa cho đệ tử học phật pháp vừa luyện võ để tự phòng thân. Hình ảnh này thể hiện ý nghĩa sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người chính là vũ khí sắc bén nhất, giúp chiến thắng mọi kẻ thù và sự gian ác.

Hình ảnh: tượng Đạt ma thế võ
Hình ảnh: tượng Đạt ma thế võ

– Tượng gỗ Đạt Ma ngồi thiền: khi ngồi thiền định, loài chim đã bay đến làm ổ trên mình Đạt Ma nhưng ngài không hề hay biết, qua đó có thể thấy thiền công thâm hậu của ngài.

Hình ảnh: Tượng gỗ Đạt Ma ngồi thiền
Hình ảnh: Tượng gỗ Đạt Ma ngồi thiền

Cách Bày Trí Tượng Đạt Ma Sư Tổ

Cách Bày Trí Tượng Đạt Ma Sư Tổ
Cách Bày Trí Tượng Đạt Ma Sư Tổ

Để tối ưu hóa sức mạnh phong thủy của tượng Đạt Ma Sư Tổ, việc bày trí tượng đúng cách là điều rất quan trọng. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bày trí tượng Đạt Ma Sư Tổ một cách chi tiết.

Đầu tiên, hãy chọn vị trí phù hợp trong nhà để đặt tượng. Một số điều cần lưu ý khi chọn vị trí:

  • Vị trí đặt tượng nên có đủ không gian, thoáng đãng, sáng sủa và không bị che khuất.
  • Tượng Đạt Ma Sư Tổ không nên đặt ở những nơi có nhiều bụi bẩn, ẩm ướt hay nhiều tiếng ồn.
  • Tránh đặt tượng ở phòng ngủ hoặc nhà vệ sinh.

Tiếp theo, hãy chú ý đến hướng mà tượng Đạt Ma Sư Tổ đối mặt. Theo quan niệm phong thủy, hướng mà tượng đối mặt có thể ảnh hưởng đến năng lượng mà tượng mang lại. Trong trường hợp của tượng Đạt Ma Sư Tổ, tốt nhất là hướng về phía Tây Bắc, hướng mệnh của Ngũ Hành Thổ, tượng trưng cho sự bền vững và kiên nhẫn.

Cách bày trí tượng cũng không kém phần quan trọng. Tượng Đạt Ma Sư Tổ nên được đặt trên một đế cao, không đặt trực tiếp xuống mặt đất. Điều này không chỉ phản ánh tôn trọng đối với Đạt Ma Sư Tổ mà còn giúp cân đối năng lượng phong thủy.

Cuối cùng, việc chăm sóc và bảo dưỡng tượng cũng rất quan trọng. Tượng Đạt Ma Sư Tổ nên được lau chùi sạch sẽ, không để bám bụi. Điều này không chỉ giúp tượng luôn sáng bóng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho năng lượng phong thủy lưu thông.

Việc bày trí tượng Đạt Ma Sư Tổ đúng cách sẽ giúp tăng cường năng lượng tích cực, mang lại may mắn, sức khỏe và tài lộc cho gia chủ. Hãy tuân theo những lời khuyên trên để tận dụng tối đa sức mạnh của tượng Đạt Ma Sư Tổ trong phong thủy.

Bình chọn bài viết

Trung bình phiếu 5 / 5. Tổng phiếu: 5

Chia sẻ bài viết ngay
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
Messenger