Chày kim cang là một trong những pháp khí nổi tiếng của Mật Tông trong Phật giáo kim cang thừa. Vậy thực chất chùy kim cang là gì? ý nghĩa và cách dùng ra sao? Hãy cùng Ngọc Thạch Thảo tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Chày(Chùy) Kim Cang Là Gì?

Chày kim cang hay chùy kim cương là pháp khí và biểu tượng quan trọng của Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Chày kim cang có tên tiếng phạn là vajra còn theo tiếng Tây Tạng thì nó có tên là dorje, cũng là một cái tên của nam giới Tây Tạng và Bhutan.
Ngoài ra, dorje cũng còn có nghĩa là vương trượng nhỏ được các vị sư lạt ma Tây Tạng sử dụng trong các buổi lễ tôn giáo.
Trong Mật tông, có thể thống kê đến 6 loại pháp khí: các vật dùng khi hoằng hóa như vòng ma ni, đá cầu nguyện; những vật dùng khi hộ ma như đàn lửa, muôi hộ ma, bình quý; các vật dùng khi kính lễ như áo cà sa, vòng cổ, khăn ha –đa; những vật dùng khi tán tụng như chuông, trống, mõ, kèn; các vật dùng khi cúng như lư hương, hoa, cờ, ô dù; những vật dùng khi trì niệm như mạn đà la, tràng hạt niệm phật, chày kim cương, chuông kim cương.
Chày kim cang là một pháp khí có tính chất cứng rắn của kim cương, có thể cắt mọi vật thể khác mà không vật thể nào cắt được nó
Vì thế nó thường mang ý nghĩa cho tinh thần kiên định và uy lực tâm linh.
Xem thêm: Thất Tinh Trận Đồ Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Bày Trí 2022
Có Những Loại Chày Kim Cang Nào?

- Chày kim cang một mũi nhọn: loại này chỉ có một mũi nhọn ở phía tay cầm. Kim cương chử này tượng trưng cho sự kết hợp giữa thế giới vật chất và thế giới tinh thần. Trong các phái Mật tông, loại này chỉ được dùng bởi các nhà sư sơ cấp và biểu thị cho thực thể Duy nhất của Pháp.
- Chày kim cang hai mũi nhọn: loại này biểu thị tính nhị nguyên đối đãi của hình tướng ngoại vật. Tuy nhiên, loại này rất ít khi được sử dụng hay biểu thị.
- Chày kim cang ba mũi nhọn: đây là loại thường thấy nhất. Nó có 3 mũi nhọn ở mỗi đầu hoặc là khum, cong chụm đầu vào giữa, hoặc là hai mũi ngoài cong, khum vào mũi thẳng ở giữa. Ba mũi này biểu thị tam bảo: Phật, Pháp, Tăng và tam mật: Ngữ, Ý, Hành. Trong loại này có luân hồi thiền trượng (Karmavajra) là loại được tạo thành bởi hai thiền trượng kép với ba mũi nhọn xếp thành hình chữ thập. Nó tượng trưng cho diệu đế và tương ứng với Pháp luân. Nó còn được gọi là visvavarna – vajra.
- Chày kim cang bốn mũi nhọn: loại này ít được thấy. Nó tượng trưng cho 4 biến cố lớn trong đời Phật Cồ Đàm, bốn kỳ phổ độ Phật pháp và bốn Đại Phật.
- Chày kim cang năm mũi nhọn: tượng trưng cho năm loại minh trí, Ngũ trí Như Lai và theo Louis Frédéric, nó còn tượng trưng cho 5 nguyên tố
- Chày kim cang chín mũi nhọn: loại này khá hiếm thấy, chủ yếu bắt gặp ở Tây Tạng. Ý nghĩa của nó có thể tượng trưng cho Ngũ trí Như Lai (Jinas) và bốn vị Bồ Tát.
Ý Nghĩa Của Chày Kim Cang

Trong Phật giáo Kim Cương thừa, chày kim cang, chuông và mala (chuỗi hạt cầu nguyện) là ba vật nghi lễ quan trọng nhất.
Chày kim cang và chuông thường không phải là một phần của thực hành thông thường hàng ngày, nhưng đối với thực hành nhóm hoặc một nghi lễ lớn, chúng được sử dụng cùng nhau, đôi khi có thêm trống.
Ý nghĩa phật giáo của chày kim cang
Ở trung tâm của chày kim cang là một hình cầu nhỏ dẹt được cho là đại diện cho bản chất tiềm ẩn của vũ trụ.
Nó được niêm phong bởi âm tiết hum (hung), đại diện cho sự tự do khỏi nghiệp, ý niệm và sự vô căn cứ của tất cả các pháp.
Nhìn ra khỏi quả cầu, có ba vòng ở mỗi bên, tượng trưng cho phúc lạc ba lần của Phật tính.
Biểu tượng tiếp theo được tìm thấy trên kim cang khi chúng ta tiến dần ra ngoài là hai bông hoa sen, đại diện cho Samsara (vòng quay bất tận của đau khổ) và Nirvana (giải thoát khỏi Luân hồi). Các ngạnh bên ngoài nổi lên từ biểu tượng của Makaras – quái vật biển trong thần thoại hindu.
Số lượng ngạnh và việc chúng có các mũi đóng hay mở là thay đổi, với các dạng khác nhau có ý nghĩa biểu tượng khác nhau.
Loại phổ biến nhất là chày kim cang năm ngạnh, với bốn ngạnh bên ngoài và một ngạnh trung tâm. Đây có thể được coi là đại diện cho năm yếu tố, năm chất độc và năm trí tuệ. Đầu của ngạnh trung tâm thường có hình dạng như một kim tự tháp thuôn nhọn.
Nếu như “chày kim cương ôn hòa” có các cạnh khép lại với nhau tượng trưng cho phương pháp hoặc “phương tiện” thần linh thì “chày kim cương phẫn nộ” có các cạnh tách biệt, tượng trưng cho tất cả thần lực Kim Cương của thần hủy diệt ngu si và hư vọng.
Chày kim cương dài khoảng 12 ngón tay biểu thị ý diệt trừ 12 nhân duyên. Ở hai bên điểm trung tâm hình tròn của chày kim cương đều có 3 vòng tròn hướng lên trên, tượng trưng cho “Tam môn” tức là cửa không giải thoát, cửa vô tướng giải thoát và cửa vô nguyện giải thoát.
Ba vòng tròn này quấn quanh hai đế hoa sen đối xứng nhau của chày kim cương, phía trên mỗi mỗi vòng tròn lại có 3 vòng châu báu đại diện cho “Lục độ” mà Bồ tát phải tu là: Bố thí, giới, nhẫn, tinh tiến, thiền và tuệ.
Chày kim cương đại diện cho chân đế cùng cực, mỗi hình nguyệt luân trên mặt hoa sen tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, đại diện cho sự kết hợp giữa phương tiện và trí tuệ, chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối cũng như sự hợp nhất tâm Bồ đề của tục đế và chân đế.
Các cạnh có mặt cắt hình vuông, giống như mâu hoặc đao kiếm, cạnh chính giữa thường giống chiếc dùi nhọn hoặc châu báu 4 mặt. [1]
Xem thêm: Tượng 12 Con Giáp Là Gì? Ý Nghĩa Phong Thủy 2022
Cách Sử Dụng Chày Kim Cang

Trong khi trì tụng, Chày Kim Cang được cầm trong tay phải, hướng xuống dưới, còn chuông được cầm bên tay trái và thường hướng lên trên, hai pháp khí này được chuyển động trong những khế ấn tôn kính.
Đôi khi hai tay có thể bắt chéo nhau tại cổ tay phía trước ngực. Khế ấn này biểu trưng cho sự hợp nhất của nguyên lý phụ tính và mẫu tính. [2]