Bát Tiên là một trong những truyền thuyết thú vị của Trung Quốc mang đến nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Cùng Ngọc Thạch Thảo tìm hiểu xem họ là những ai? Có tầm ảnh như thế nào trong phong thủy và đời sống bạn nhé
Nội Dung Bài Viết
Bát Tiên Là Gì?

Bát Tiên là 8 vị tiên trong trong Thần thoại Trung Quốc và Đạo giáo. Quyền năng của mỗi vị tiên này có thể chuyển thành Pháp khí với khả năng trao cho sự sống hoặc tiêu diệt ác quỷ.
Bát tiên sống tại đảo bồng lai là một vùng đất tiên trong truyền thuyết. Mỗi người đều sở hữu quyền năng và pháp thuật có thể luyện chế tiên đan, tiên dược, bào chế thuốc tiên chữa bệnh tế thế cứu người, thu trừ tà ma đánh đuổi ác quỷ đem lại cuộc sống bình yên hạnh phúc sự thông thái Và điều hoan hỷ cho mỗi gia đình[1]
Truyền Kỳ về bát tiên có lẽ bắt đầu từ thời nhà Đường và thay đổi qua các triều đại với nhiều dị bản và truyền thuyết khác nhau để miêu tả về hành trình gian nan tu tâm học đạo để có thể ngộ phép tiên của mỗi vị thượng tiên từ đó tu thành chính quả cưỡi hạc về trời hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhanh những truyền thuyết về bát tiên – tám vị tiên bất tử trong đạo giáo Trung Quốc nhé:
Bát Tiên Gồm Những Ai? Truyền Thuyết Về Bát Tiên

Đầu tiên theo trong ghi chép của văn nhân Đường Tống và truyền thuyết dân gian. Đời Nguyên rất thịnh hành các câu chuyện về họ và hợp họ làm một gọi là “Bát tiên”. Sau đó, dần dần định hình thành một quần thể thần tiên.
Theo đó, mỗi người trong họ tự có lịch sử thành tiên và pháp thuật pháp bảo của riêng mình.
1. Lý Thiết Quài

Lý Thiết Quài, đứng đầu bát tiên – vị tiên có quyền năng nhất trong 8 vị. Trong Bát Tiên thì Lý Thiết Quải là vị Tiên đắc đạo đầu tiên và sau đó có công giúp các vị kia thoát tục thành Tiên
Tương truyền, ông là người triều Tùy, họ Lý, tên Huyền (một thuyết tên Hồng Thu, học đạo của Thái thượng lão quân), thường lìa linh hồn ra khỏi thể xác xuất du.
Lần đó, xuất hồn đến triều bái Lão quân, đệ tử lỡ lầm đem xác đi thiêu đốt, lúc trở về không còn xác để nhập, đành nhập vào xác một người ăn mày chết đói.
Từ đó vốn là một người thân thể cao lớn trở thành lão ăn mày rách rưới dơ bẩn, lại khập khễnh một chân, hình hài kỳ quái, ngôn ngữ lạ lùng, hành vi ngược ngạo, thần đeo hồ lô, tay chống gậy sắt, pháp thuật vô biên. Ông thường ban thuốc trị bệnh cứu người.
2. Chung Ly Quyền

Chung Ly Quyền cũng gọi là Hán Chung Ly, trong “Bắc ngũ Toàn chân đạo”, ông được gọi là “Chính Dương chân nhân”. Các truyền thuyết quan hệ tới ông, sớm nhất xuất hiện vào đời Ngũ đại, đầu Tống.
Truyền thuyết, trong các bằng hữu của Trần Đoàn đầu đời Tống có một vị Chung Ly tiên sinh, tự xưng là “thiên hạ đô tản hán”. Xét các thư tịch thời ấy quả có người thực, nhưng không phải là một đạo nhân cũng chẳng có gì thần kỳ, nhưng trong truyền thuyết dân gian, biến ông thành đại tướng triều Hán, vì đánh trận thua mà giác ngộ đạo thành tiên, sau này lại độ hóa Lã Động Tân.
Ông là vị tiên luyện nước thánh và tay phe phẩy chiếc quạt thần dùng để cứu người bệnh. Khi mới sinh, trên nóc nhà ông có hào quang sáng rực. Chung Ly Quyền tượng trưng cho sức khỏe và quyền năng chữa bệnh. Có vị tiên này trong nhà sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh.
3. Tào Quốc Cữu

Tào Quốc Cữu, một trong Bát tiên. Sách “Tục văn hiến thông bảo” chép: Tào Quốc Cữu, con của Tào thái hậu đời Tống, nên gọi là Quốc Cữu (Cậu em của vua).
Ông kết bạn với Hán Chung Ly và Lã Động Tân sau đó từ bỏ vinh hoa phú quý và tu tiên. Ông thường mặc một chiếc áo nhà quan quý phái, toát lên vẻ cao quý, thanh nhã. Đặt vị tiên này trong nhà sẽ giúp con đường công danh, địa vị xã hội được thăng tiến.
Sau khi liên hệ với Bát tiên, sự tích của ông được ghi chép dần nhiều. Thế nhưng, trong Bát tiên, chỉ một mình ông ăn mặc kiểu quan lại, khác hẳn với các tiên khác phần lớn có dáng ẩn sĩ áo vải.
4. Lã Động Tân

Lã Động Tân tuy không phải là người đầu tiên nhưng lại là người nổi tiếng nhất trong Bát tiên và là người có nhiều truyền thuyết dân gian nhất.
Sách “Liệt tiên toàn truyện” chép: Lã Nham, tự Động Tân, người ở Vĩnh Lạc đời Đường. Hai lần thi tiến sĩ không đỗ, tuổi 64, du lịch đến Trường An uống rượu, gặp Vân Phòng tiên sinh, cứu độ truyền đạo.
Vân Phòng mười lần thử Động Tân đều không hề động tâm, bèn dắt Động Tân đến Hạc lãnh, truyền cho bí quyết Thượng thanh. Lã Động Tân đắc đạo, bắt đầu chu du Giang, Hoài, thử linh kiếm, trừ giao long, lúc ẩn lúc hiện, biến hóa hơn bốn trăm năm, người ta không ai rõ.
Ông xuất thân Đạo gia nên thường sử dụng phất trần và kiếm phép. Kiếm phép là kiếm biết bay và nghe theo lời ông sai khiến. Ông được tôn là ông tổ của nghề thợ cạo.
Là một học giả ẩn dật được tôn sùng như thần hộ mệnh của những người bệnh, thanh kiếm của ông có phép thuật để xua đuổi những linh hồn quỷ dữ và loại bỏ những nguồn năng lượng xấu. Tay phải ông cầm phất trần để chữa bệnh.
Đặt vị tiên này trong nhà sẽ giúp cho mọi thành viên của gia đình tránh được bệnh tật do âm khí tạo ra.
5. Hà Tiên Cô

Hà Tiên Cô, nữ tiên duy nhất trong Bát tiên, người Tăng thành đời Đường, họ Hà, tên Quỳnh. Thuở nhỏ gặp dị nhân cho nàng ăn đào tiên, từ đó không thấy nữa. Hà Tiên Cô có thể biết trước họa phúc, được người làng kính trọng như thần, sau lên tiên đi mất. Truyền thuyết nàng có pháp bảo là lá sen, hoa sen.
Tương truyền lúc còn nhỏ bà vốn được gọi là Hứa Sinh (là tên con trai), sau mới được coi là nữ (nhiều tài liệu cho rằng bà đã cải giống chuyển từ nam thành nữ). Bà rất có hiếu, một lòng phụng dưỡng mẹ già ốm đau, nhờ đó mà đắc đạo thành tiên.Khi còn bé, vị tiên này có 6 cái xoáy trên đầu mà ai cũng cho là kỳ tướng.
Sau khi thành tiên, Hà Tiên Cô thường cầm hoa sen linh thiêng và cây phất trần. Nếu thờ bà trong nhà thì những người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, hoa sen và trái đào biểu thị cho sự sung túc và trù phú.
6. Lam Thái Hòa

Sách “Kế tiên truyện” chép: Lam Thái Hòa, dật sĩ cuối Đường, thường mặc áo lam rách, đeo dây lưng đen, một chân đi hài, một chân không, mùa hạ mặc áo bông, mùa đông nằm trên tuyết, mỗi khi vào chợ ăn xin, tay cầm sênh phách, hát vang đạo ca. Sau Lam Thái Hòa uống rượu say, cỡi mây hạc từ từ bay mất.
Tương truyền Lam Thể Hòa (hay còn gọi là Lam Thái Hòa) do Xích Cước Đại Tiên đầu thai xuống trần, có hình dáng cậu bé trai (hoặc bé gái trong nhiều dị bản), tay xách giỏ hoa, thường mặc áo rộng màu xanh, buộc dây lưng đen, một chân đi đất, một chân mang giày, mùa hè mặc áo bông mà không biết nóng nực, mùa đông chỉ mặc áo đơn mà không biết lạnh.
Ông sinh vào cuối thời Thương và đắc đạo sau một trận say túy lúy, trời long đất lở, ông được một con ngỗng trời đưa về trời.Thường ngày, ông ra chợ, vừa ca vừa gõ nhịp, để xin tiền bố thí.
Những bài ca do ông tự đặt ra đều có ý khuyên người đời bỏ dữ theo lành. Tiền xin được, ông cột vào dây lưng và bố thí cho người nghèo khổ. Lam Thể Hòa là một vị tiên mang đến sức khỏe và niềm vui cho gia đình.
7. Hàn Tương Tử

Hàn Tương Tử, người Xương Lê đời Đường. Truyền thuyết ông là cháu của văn họa gia nổi tiếng Hàn Dũ. Hãn Dũ bị biếm đi Triều Châu, khi đến Lam quan, từng làm tặng Hàn Tương “Mây che Tần Lĩnh nhà đâu tá? Tuyết lấp Lam quan ngựa chẳng đường”.
Cuối đời Đường, câu chuyện tiên thuật của ông được truyền tụng đến giữa đời Bắc Tống, chính thức liệt ông vào các tiên Đạo giáo. Nhân có truyền thuyết ông cùng học đạo với Lã Động Tân nên ông được liệt vào trong Bát tiên.
Hàn Tương Tử là người có biệt tài thổi sao nên được gọi là Học Sỹ thổi tiêu, ông đã sáng tác những bản nhạc êm dịu từ ống sáo thần.
Tiếng sáo thần thu hút những điềm lành bao quanh ông, vì thế mà tất cả muông thú, côn trùng, cây cỏ đều phát triển mạnh mẽ khi ông xuất hiện.Khả năng đặc biệt của Hàn Tương Tử là có thể làm cho cây cối mọc nhanh trong tích tắc.
Hình ảnh Hàn Tương Tử với rất nhiều những mầm cây trong chiếc bao tải đeo sau lưng tượng trưng cho một cuộc sống viên mãn.
8. Trương Quả Lão

Trương Quả Lão là người có thực trong lịch sử. Ông là đạo nhân đời Đường, tên Trương Quả. Chữ Lão là tiếng tôn xưng đối với ông. Ông tự xưng là đã vài trăm tuổi.
Võ Tắc Thiên từng mời ông vào triều, ông từ chối. Huyền tông là người mê pháp thuật, từng định gả công chúa cho ông, nhưng Trương Quả cương quyết từ chối, quay về núi.
Là một lão tiên chuyên nghề thuật sĩ và những lĩnh vực huyền bí. Vật tiêu biểu là cái trống cơm và con lừa mà ông luôn cưỡi nhưng ngồi ngược.
Khi không cưỡi, ông gói con lừa lại cho vào một cái bị cói đeo kè kè sau lưng.Trương Quả Lão tay mang một nhạc cụ giống như ống tre. Ông nắm giữ sự thông thái của tuổi già. Ông được tôn là nhà hiền triết, ban sự thông thái, minh mẫn cho những người cao tuổi trong gia đình.
Xem thêm: Đá Agalmatolite Là Gì? 5 Công Dụng Của Đá Nhà Phật Pagodite
Ý Nghĩa Phong Thủy Của Bát Tiên Quá Hải

Tám vị tiên xuất thân đều là người phàm trần. Họ đã buông bỏ mọi dục vọng, trải qua quá trình tu luyện khổ cực, làm việc thiện, cứu giúp nhân gian thoát khỏi cảnh bệnh tật, lầm than nên đã được đắc đạo thành tiên. Người đời cho rằng tám vị tiên này nếm rượu yến tiệc và đào tiên nên bất tử, là biểu tượng của trường sinh bất lão.
Đặt tượng bát tiên quá hải trong nhà có ý nghĩa mang đến may mắn, trường thọ và an lành. Đồng thời bát tiên là tám vị thần tiên trừng trị điều ác, khen ngợi điều thiện, giúp đỡ người khó khăn.
Trong đó già có Trương, trẻ có Lam, Hàn, chỉ huy có Chung Ly, thư sinh có Lã, phú quý có Tào, quyền lực có Lý, phụ nữ có Hà.
Như vậy, tượng bát tiên quá hải trở thành vật phẩm may mắn. Sự hiện hữu của bức tượng với hình ảnh của bát tiên trong nhà sẽ đem lại tài lộc, khỏe mạnh, sự thông minh sáng suốt, may mắn và hạnh phúc. Và đặc biệt còn giúp xua đổi tà ma, quỷ dữ, tránh các dòng năng lượng xấu.
Mặt khác, theo phong thủy, số 8 là con số của tài lộc, thịnh vượng. Số 8 trong tiếng Hán đọc là “bát” đồng âm với “phát”, có nghĩa là phát tài, phát lộc.
Số 8 nghĩa là phát. Mà trong phong thủy là phát tài, phát lộc và đồng thời ngăn chặn nhưng năng lượng xấu xung quanh ngôi nhà.
Vậy nên tượng bát tiên quá hải còn mang đến sự mạnh mẽ, tự tin cho mọi người, giúp đạt được thành công, vượng quý và phát đạt.
Cách Đặt Tượng Bát Tiên Như Thế Nào Hợp Phong Thủy

Phong thủy biểu tượng vay mượn rất nhiều từ những truyền thuyết của Lão giáo, trong số những biểu tượng ấy Bát tiên tượng trưng cho những khát vọng lớn nhất trong cuộc sống.
Đặt tượng Bát Tiên trong nhà theo hướng bát quái để tăng thêm may mắn.
Ngoài ra nếu đặt riêng lẻ từng vị bạn nên đặt theo các hướng sau:
- Hán Chung Ly : hướng Đông, hành Mộc, biểu tượng là quạt, đào. Mang lợi ích trường thọ, tràn đầy sinh lực.
- Trương Quả Lão : hướng Bắc, hành Thủy, biểu tượng sáo trúc. Mang lợi ích vợ chồng không con, đặt trong phòng ngủ để tăng vận may về đường con cái.
- Lã Động Tân: hướng Tây, hành Kim, biểu tượng gươm, phất trần. Mang lợi ích chữa bệnh, vận may về học vấn.
- Tào Quốc Cửu: hướng Đông Bắc, hành Thổ, biểu tượng cặp song loan. Mang lợi ích vận may cho những người muốn quyền lực.
- Lý Thiết Quái: hướng Nam, hành Hỏa, biểu tượng hồ lô. Mang lợi ích sự thông thái mạnh nhất trong bát tiên.
- Hàn Tương Tử: hướng Đông Nam, hành Mộc, biểu tượng sáo. Mang lợi ích hồi phục năng lượng.
- Lam Thái Hòa : hướng Tây Bắc, hành kim, biểu tượng rổ hoa. Mang lợi ích sức khỏe và học vấn.
- Hà Tiên Cô: hướng Tây Nam, hành Thổ, biểu tượng hoa sen. Mang lợi ích vận may về hôn nhân và gia đình.